Chuyên mục  


Mùa đông đến mang theo cái lạnh giá, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, đặc biệt là người cao tuổi. Do chức năng điều hòa thân nhiệt suy giảm, người lớn tuổi dễ bị nhiễm lạnh, dẫn đến các bệnh về hô hấp, tim mạch, xương khớp… Việc giữ ấm cơ thể đúng cách là vô cùng quan trọng.

Lương Sở Ngưng, bác sĩ y học cổ truyền tại Trung Quốc đã đưa ra 2 lời khuyên giữ ấm cho người cao tuổi và 4 loại trà bổ dưỡng, tăng cường sức khỏe trong mùa đông mà những người từ tuổi trung niên nên dùng.

2 lời khuyên giữ ấm cho người cao tuổi

nguoicaotuoicangiuamkhirangoai-17346734373091968544392.jpg

Ảnh minh họa

Ngủ sớm dậy muộn

Trời rét đậm, người cao tuổi dễ bị cảm lạnh. Bác sĩ y học cổ truyền Lương Sở Ngưng khuyên rằng, trong thời gian này, người cao tuổi nên "ngủ sớm dậy muộn", đợi mặt trời mọc rồi mới thức dậy để bảo vệ dương khí của cơ thể, duy trì sự ấm áp. Đồng thời cũng nên tránh xa những nơi lạnh lẽo, mặc nhiều quần áo để tránh gió lạnh. 

  • d8003621-1734581678147-17345816783451005297599-1734581737907-17345817383321677895121-1734600239508-17346002395712024926146-0-0-316-506-crop-1734600262280198327092.jpg

    1 hành động sau khi tắm lúc trời lạnh "siêu nguy hiểm", dễ đột tử do nhồi máu cơ tim

Chú trọng bảo vệ đầu và chân

Bác sĩ y học cổ truyền Lương Sở Ngưng cho biết, mùa đông cần bảo vệ tốt phần đầu và chi dưới. Điều này rất quan trọng để phòng ngừa nhiễm trùng đường hô hấp và tăng cường sức khỏe tổng thể. Bởi vì đầu là "chư dương chi hội", tức là nơi tập trung dương khí, kinh tam dương ở tay và chân cũng đi qua đầu. Do đó, việc bảo vệ tuần hoàn máu ở vùng đầu cổ có thể giúp điều hòa dòng chảy của dương khí, duy trì sự cân bằng của cơ thể.

Ngoài việc giữ ấm, cũng cần chú ý đến chế độ ăn uống. Mùa đông kiêng đồ lạnh, nên tránh uống nước lạnh, trà lạnh và ăn đồ ăn lạnh như gỏi cá, kem, dưa hấu... Mọi người có thể ăn nhiều thực phẩm màu đen để bổ thận, chống lạnh, cũng có thể ăn nhiều hạt sen, củ mài, đậu đen, mè đen... để kiện tỳ, bổ thận. 

cachgiuamchonguoicaotuoivaomuadongtgwkg1665030437598a390857-17346734905231856822478.jpg

Ảnh minh họa

4 loại trà dưỡng sinh giữ ấm cho mùa đông

1. Trà táo đỏ kỷ tử: Bổ khí dưỡng huyết, kiện tỳ vị

Táo đỏ được xếp vào loại dược liệu bổ khí. Trà táo đỏ có thể bổ tỳ vị, có tác dụng bổ khí dưỡng huyết. Lượng đường và calo trong táo đỏ không thấp, thích hợp để bổ sung năng lượng vào mùa đông. 

Táo đỏ có chứa axit crataegic, flavonoid và polysaccharide. Đây đều là những chất chống oxy hóa không thể thiếu cho cơ thể, có thể giúp cơ thể loại bỏ các gốc tự do dư thừa, ngăn ngừa quá trình oxy hóa tế bào, đạt được hiệu quả chống ung thư. Kỷ tử có tác dụng thúc đẩy tuần hoàn máu, có tác dụng giữ ấm trong mùa đông.

z43008912494403c4e02962a58aa679c46dd4314d99f5da36f638507-17346735242751193762328.jpg

Ảnh minh họa

Công thức trà táo đỏ kỷ tử:

Nguyên liệu: Táo đỏ: 10 quả; Kỷ tử: 15g; Nước nóng: 1 lít.

- Cách làm: Đun sôi nước trong 10 phút cho đến khi táo đỏ và kỷ tử ra hết vị, để nguội là có thể uống. Nếu thích có thể cho thêm long nhãn để tăng thêm hương vị.

2. Trà nếp cẩm hồng trà: Bổ trung ích khí, giải tỳ vị hư hàn

Nếp cẩm có tác dụng bổ trung ích khí, bổ hư bổ huyết, có thể làm ấm bụng, xua tan cái lạnh và làm dịu tỳ vị hư hàn. Uống hồng trà vào mùa đông có thể tăng cường dương khí, làm ấm bụng. Protein và đường trong hồng trà có thể tăng cường khả năng chống lạnh của cơ thể. Trong dịp lễ Tết mùa đông, người cao tuổi dễ ăn nhiều, loại trà này sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa và loại bỏ dầu mỡ.

uongnuocnepcamrangcotacdunggi3afb4737303-1734673627979488197183.jpg

Ảnh minh họa

Công thức trà nếp cẩm hồng trà:

Nguyên liệu: Nếp cẩm: 50g; Hồng trà: 5g; Nước nóng: 500ml.

- Cách làm: Vo sạch nếp cẩm cho vào nồi, thêm lượng nước vừa đủ, đun sôi. Cho hồng trà vào nếp cẩm đã nấu chín, có thể uống ngay.

3. Trà óc chó lục trà: Bổ thận cố tinh, hạ huyết áp

Óc chó có công dụng bổ thận cố tinh, bổ khí huyết, có tác dụng bổ dưỡng, làm ấm cơ thể trong mùa đông. Óc chó có chứa arginine, giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim, cũng có thể hỗ trợ giãn mạch, giúp hạ huyết áp, đồng thời có thể cải thiện độ nhạy insulin, có thể dùng để điều trị bệnh tiểu đường. Lục trà chứa nhiều catechin có tác dụng phòng chống ung thư, bảo vệ tim mạch, giảm cholesterol.

1200oc-1200x676-173467367061176544316.jpg

Ảnh minh họa

Công thức trà óc chó lục trà:

Nguyên liệu: Nhân óc chó: 50g; Lục trà: 5g; Nước nóng: 500ml.

- Cách làm: Trộn đều nhân óc chó và lục trà rồi hãm với nước sôi, khoảng 5 phút sau là có thể uống.

4. Trà chuối mật ong: Dưỡng âm, thông tiện, phòng chống ung thư

Loại trà này phù hợp với những người bị khô hoặc táo bón. Chuối là thực phẩm giàu calo và đường, có thể cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể để giữ ấm vào mùa đông. Chuối có chứa beta-carotene, vitamin C và E, có tác dụng chống oxy hóa, ức chế sự hình thành tế bào ung thư. 

Mật ong có tác dụng dưỡng ẩm, có thể làm trơn ống ruột giúp đại tiện, đồng thời dưỡng ẩm trong thời tiết khô hanh của mùa đông. Loại trà này có hàm lượng đường cao, người bị tiểu đường không nên uống nhiều.

tri-ho-vao-mua-dong-don-gian-nho-chuoi-va-mat-ong-3800x400-1734673700116632582046.jpg

Ảnh minh họa

Công thức trà chuối mật ong:

Nguyên liệu: Chuối: 1 quả; Lục trà: 5g; Mật ong: 1 thìa cà phê; Nước nóng: 1 lít.

- Cách làm: Hãm lục trà với nước sôi trong 5 phút, sau đó hãm trà với chuối, 10 phút sau cho mật ong vào là có thể uống.

Việc áp dụng đồng thời các biện pháp giữ ấm bên ngoài và bổ sung dinh dưỡng từ bên trong sẽ giúp người cao tuổi có một mùa đông khỏe mạnh và ấm áp. Hãy luôn quan tâm và chăm sóc sức khỏe cho người thân yêu của bạn!

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020