Vào thời cổ đại, hậu phi của Hoàng đế vốn đã được rất nhiều cung nữ hầu hạ, nhưng họ vẫn cần các thái giám bên cạnh.
Theo quy định của nhà Thanh về số lượng cung nữ:
Thái hậu có 12 cung nữ (gọi là Quan nữ tử).
Về Hoàng hậu, bên cạnh Hoàng hậu có 10 cung nữ.
Hoàng Quý phi và Quý phi có 8 cung nữ.
Phân vị Phi và Tần có 6 cung nữ.
Quý nhân có 4 cung nữ.
Thường tại có 3 cung nữ.
Đáp ứng có 1 cung nữ.
Những cung nữ này thuộc Thượng tam kỳ Bao y (Chính Hoàng kỳ, Tương Hoàng kỳ, Chính Bạch kỳ) của Nội vụ phủ và thân phận rất thấp. Họ được chọn vào cung hầu hạ chủ tử khi mới 12, 13 tuổi và buộc phải rời cung khi 25 tuổi.
Các cung nữ ngày xưa.
Về số lượng thái giám:
Ở tẩm cung Thái hậu có 2 phó tổng quản thái giám lục phẩm, 4 thủ lĩnh thái giám bát phẩm và 46 thái giám cấp thấp.
Tại phòng trà của Thái hậu có 1 thủ lĩnh thái giám bát phẩm và 10 thái giám cấp thấp hầu hạ.
Tại thiện phòng của Thái hậu có 2 thủ lĩnh thái giám bát phẩm, 20 thái giám cấp thấp.
Tại dược phòng của thái hậu có 1 thủ lĩnh thái giám bát phẩm, 6 thái giám cấp thấp.
Nói cách khác, có đến 90 thái giám hầu hạ Thái hậu mỗi ngày.
Bên cạnh Hoàng hậu có 1 đại thủ lĩnh thái giám thất phẩm.
Hoàng hậu, Hoàng Quý phi, Quý phi, Phi, Tần đều làm cung chủ một cung điện riêng, và tại đó sẽ có số lượng thái giám nhất định. Ví dụ như, tại Trữ Tú cung, Vĩnh Hòa cung, Trường Xuân cung, Diên Hi cung,... đều có 2 thủ lĩnh thái giám bát phẩm và 12 thái giám cấp thấp. Nếu có vị phi tần nào vào ở sẽ tăng thêm số lượng thái giám tương ứng.
Quý nhân có 4 thái giám cấp thấp, Thường tại có 3 thái giám cấp thấp, Đáp ứng chỉ có 1 thái giám cấp thấp hầu hạ.
Từ Hi Thái hậu và các thái giám.
Khắp hậu cung phong kiến ngoài cung nữ còn có sự xuất hiện của thái giám. Rốt cuộc là vì sao?
Nguyên nhân đầu tiên là bởi vì thái giám có thể giúp các phi tần chiếm được sự sủng ái của Hoàng đế. Trong hoàng cung, có nhiều cấp bậc thái giám khác nhau, ngoài việc chịu trách nhiệm ăn uống và sinh hoạt hằng ngày của Hoàng đế, họ còn giúp các Hoàng đế chọn phi tần thị tẩm.
Trong hậu cung có rất nhiều mỹ nhân xinh đẹp nhưng không phải ai cũng có cơ hội được Hoàng đế thị tẩm, thậm chí còn có người không thể nhìn thấy Hoàng đế trong cả cuộc đời của họ. Chính vì như thế nên chuyện mua chuộc thái giám ở Kính sự phòng là vô cùng quan trọng.
Thái giám của các phi tần không làm việc ở Kính sự phòng. Nhưng bản thân họ là một thái giám, chắc chắn sẽ có sự tương tác và quan hệ tốt với các thái giám ở đấy. Do đó, các hậu phi sẽ để thái giám của mình giao dịch và thương lượng với các thái giám ở Kính sự phòng.
Thái giám cuối thời nhà Thanh.
Một nguyên nhân khác là vì thái giám có thể bù đắp cho cuộc sống buồn tẻ của những phi tần bị thất sủng. Mặc dù thái giám đã bị tịnh thân ngay khi vừa vào cung nhưng bản chất họ vẫn là đàn ông. Theo ghi chép lịch sử Trung Hoa, một số thái giám khi tịnh thân chỉ bị phế bỏ tinh hoàn.
Thái giám thời nhà Thanh luôn mang một chiếc khăn lớn thấm hương liệu bên mình, nguyên nhân của hành động này có liên quan đến việc tịnh thân
Vì sao thái giám khi hầu hạ phi tần vào đêm khuya thường đặt quả ké đầu ngựa đầy gai vào trong giày khiến bản thân vô cùng đau đớn?
Ngoài ra, thái giám còn giúp phi tần làm những việc mà cung nữ không thể làm do khác biệt về thể chất. Dù sức khỏe của thái giám đã giảm sau quá trình tịnh thân nhưng họ vẫn luôn mạnh mẽ hơn các cung nữ. Vì vậy mà những công việc tay chân nặng nhọc ở hậu cung đều do thái giám đảm nhận.
Thêm vào đó. thái giám có thể giúp hậu phi gửi lời nhắn đến Hoàng đế. Nhiều người thắc mắc, cung nữ cũng có thể gửi lời nhắn thay mặt các chủ tử thì tại sao phải dùng đến thái giám. Tuy nhiên, nếu các phi tần phái cung nữ đến nơi Hoàng đế đang ở thì khác nào "mỡ dâng miệng mèo", xác suất cung nữ lọt vào mắt xanh của Hoàng đế không cao cũng không thấp. Nếu tình huống xấu xảy ra thì phi tần lại có thêm một đối thủ mới trong hậu cung.
Nguồn: Sohu, Toutiao, QQ News, Zhidao Baidu