Ngày càng có nhiều bố mẹ quan tâm tới giờ sinh của con cái, đặc biệt là những gia đình có ông bà sống cùng. Họ nghĩ rằng, thời điểm đứa trẻ chào đời sẽ ảnh hưởng tới tương lai của chúng. Mặc dù điều này có phần mê tín nhưng vì lợi ích của con cái nên nhiều bố mẹ vẫn tin vào điều đó.
Cô Lý lúc đầu cũng nghĩ như vậy, sau đó cô dần dần hiểu ra tại sao những người mình gặp đều nói về việc sinh vào ban ngày sẽ tốt cho đứa trẻ.
Cô chợt nhận ra, vì mình sinh vào lúc chiều tối nên có nhiều thứ rất bất tiện, thậm chí còn ảnh hưởng tới sức khỏe. Chẳng hạn như thời điểm cô sinh con trúng lúc bệnh viện cũng có nhiều mẹ khác cũng cần chuyển dạ. Điều này vô tình khiến cho việc chuyển dạ của cô bị trì hoãn, hoàn toàn không tốt cho cả mẹ lẫn con.
Trên thực tế, có nhiều sự khác biệt giữa việc sinh con vào buổi sáng và buổi chiều tối. Không phải tất cả mọi thứ đều mê tín, bởi có một số cái đều dựa trên cơ sở khoa học, bố mẹ có thể tham khảo.
1. Trạng thái tinh thần của bà bầu tốt hơn vào buổi sáng
Đối với một người bình thường, đồng hồ sinh học sẽ hoạt động vào ban ngày và nghỉ ngơi vào ban đêm. Phụ nữ mang thai cũng như vậy, đặc biệt vào thời điểm chuyển dạ, kể từ lúc có những cơn co thắt cho tới lúc đứa trẻ chào đời, nếu nhanh chỉ khoảng vài tiếng nhưng lâu có thể kéo dài vài ngày.
Thể trạng bà bầu vào ban ngày tốt hơn, thích hợp để sinh con. (Ảnh minh họa)
Nếu bà bầu có thể lực không tốt, điều này có thể dẫn tới nhiều tình huống nguy hiểm xảy ra khi chuyển dạ, nhất là vào lúc rặn. Tuy nhiên, nếu bà bầu sinh con vào buổi sáng, họ có nhiều năng lượng hơn, cố gắng hết sức để con được chào đời bình an.
Đối với phụ nữ chọn sinh thường, quá trình sinh nở thực sự rất đau đớn và khó khăn. Trường hợp nếu đó là bà bầu khỏe mạnh, họ có thể sinh con rất nhanh. Ngược lại, nếu bà bầu có sức khỏe không tốt, điều này có thể khiến họ kiệt sức trên bàn sinh.
2. Thể trạng của bác sĩ tốt hơn vào buổi sáng
Ngoài việc quan tâm tới sức khỏe bà bầu, chúng ta cũng cần để ý đến lịch trình làm việc của bác sĩ. Thông thường, vào buổi sáng thể trạng của hầu hết mọi người đều khá tốt, nhiều năng lượng và bác sĩ cũng vậy. Nếu bà bầu chuyển dạ vào buổi sáng, bác sĩ cũng có nhiều thời gian hơn để quan tâm và đỡ đẻ thuận lợi hơn. Từ đó, em bé được sinh ra khỏe mạnh và việc chuyển dạ của người mẹ cũng kết thúc nhanh hơn.
Ảnh minh họa.
Ngược lại, vào buổi chiều tối, sau một ngày làm việc dài, bác sĩ ít nhiều trải qua một số rắc rối khác nhau, đến cuối ngày thường không còn nhiều sức lực, nhiều lúc muốn tập trung nhưng cơ thể không cho phép. Đặc biệt, khi các ca đỡ đẻ quá nhiều, thậm chí họ còn không kịp ăn. Tuy xác suất xảy ra những điều đáng tiếc thấp nhưng nhìn chung nếu em bé chào đời vào buổi sáng vẫn thuận lợi hơn.
Do đó, nếu có thể, bạn hãy cố gắng chọn sinh vào buổi sáng khi bác sĩ có tinh thần và thể chất ở trạng thái tốt nhất.
3. Thời gian chuẩn bị cho việc sinh nở dễ dàng hơn vào buổi sáng
Chúng ta cũng biết rằng, thời gian sinh nở của bà bầu không phải là điều có thể tùy tiện kiểm soát được. Đôi khi, phụ nữ lên cơn co thắt tử cung nhanh, cần phải đưa đến bệnh viện ngay lập tức. Trong khoảng thời gian dự sinh, nếu bà bầu cảm thấy khó chịu hoặc vỡ ối, họ cũng cần chuyển dạ ngay.
Trong một số trường hợp gấp rút như thế này, nếu là ban ngày gia đình có nhiều thời gian để chuẩn bị những đồ dùng cần thiết, hàng quán vẫn đang mở cửa. Thế nhưng vào buổi tối hoặc đêm khuya, đôi khi cần mua thứ gì đó nhưng không thể được vì mọi nơi đã đóng cửa.
4. Thời gian làm việc ở các cơ sở, bệnh viện
Tại một số cơ sở khám và chữa bệnh, họ chỉ làm việc vào buổi sáng và đóng cửa vào buổi tối. Vì thế, việc kiểm tra và chuyển dạ của bà bầu bị trì hoãn, điều này có thể ảnh hưởng rất lớn đến cả mẹ lẫn con.
Bên cạnh đó, nếu đứa trẻ chào đời vào buổi sáng, trong trường hợp nếu có vấn đề gì xảy ra, nó cũng thuận lợi cho việc thuyên chuyển sang các bộ phận khác để khám và chữa trị.
Tóm lại, chúng ta có thể thấy được những lợi ích khi bà bầu sinh nở vào buổi sáng, điều này trước tiên là đảm bảo an toàn cho cả mẹ lẫn con. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bất khả kháng, bà bầu cần tuân theo chỉ định sinh nở của bác sĩ, miễn là điều đó có lợi cho mẹ và con.
Nguồn: Sohu, 163