Chuyên mục  


Người phụ nữ đằng sau vaccine Oxford/AstraZeneca - một trong những vaccine COVID-19 đầu tiên được phát triển và chấp thuận sử dụng nhưng lại chỉ có giá 3-4$/liều?

Ngày 23.11.2020, Đại học Oxford và đối tác AstraZeneca công bố thông tin quan trọng với thế giới: vắc xin ngừa Covid-19 do họ hợp tác sản xuất có hiệu quả từ 70-90% trong các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn cuối. Điều này mang lại hi vọng cho hàng triệu người trên thế giới. Cho đến ngày nay, tính đến ngày 16.8, vắc xin của Oxford/AstraZeneca đã được 121 quốc gia và vùng lãnh thổ cho phép sử dụng, theo thống kê của Wego Travel Blog.

Và trong khi giá của các loại vaccine đang được cung cấp khác không dưới 10$/liều (Novavax 16$/liều, Pfizer là 19.5$/liều, Moderna 32-37$/liều, Sinopharm 20-30$/liều) thì giá của vaccine Astra Zeneca chỉ 3-4$/liều. Tại sao loại vaccine đang là một trong những loại vaccine được sử dụng rộng rãi trên thế giới này lại có giác rẻ hơn nhiều như vậy? Ai là người đã phát minh ra vaccine này?

Vaccine Oxford / AstraZeneca là một trong những vaccine COVID-19 đầu tiên được phát triển và chấp thuận sử dụng.

Ít ai biết rằng, điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có người phụ nữ 3 con tên là Sarah Gilbert. Bà hiện là giáo sư về vắc xin tại Viện Jenner của Đại học Oxford.

Giáo sư Sarah Gilbert sinh ra tại Kettering, Northamptonshire vào tháng 4 năm 1962, cả cha và mẹ của bà đều không theo học các lĩnh vực STEM (thuật ngữ chỉ các ngành về Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật và Toán học).

Giáo sư Sarah Gilbert

Suýt từ bỏ khoa học, sự nghiệp gián đoạn vì sinh 3 con

Bà Gilbert lấy bằng cử nhân ngành sinh học tại Đại học East Anglia rồi tiếp tục học tiến sĩ hóa sinh chuyên ngành di truyền học tại Đại học Hull. Chia sẻ với truyền thông, bà cho biết bản thân bà luôn thích nghiên cứu liên ngành, chính vì thế, thiếu "sự đa dạng trong suy nghĩ" và "sự tập trung giống như đường hầm" trong những năm tiến sĩ của cô ấy tại Đại học Hull đã khiến cô ấy gần như từ bỏ khoa học.

Tuy nhiên, may mắn là sau đó bà vẫn tiếp tục con đường học hành theo hướng nghiên cứu tại trường đại học.

Năm 1990, bà hợp tác với giáo sư Adrian Hill, hiện là Giám đốc Viện Jenner trong việc nghiên cứu về vaccine sốt rét. Và chính sự hợp tác này đã tạo nền tảng cho sự nghiệp nghiên cứu vaccine của bà bắt đầu từ năm 1994. Những nỗ lực trong nghiên cứu vaccine sốt rét đã giúp bà trau dồi kỹ năng trong việc tạo ra vaccine vectơ virus tái tổ hợp, có thể tự kích hoạt phản ứng tích cực từ tế bào T và không chỉ dựa vào phản ứng kháng thể, như đa số của vaccine tại thời điểm đó.

Giáo sư Sarah Gilbert và giáo sư Adrian Hill, hiện là Giám đốc Viện Jenner.

Sự nghiệp khoa học của bà Gilbert gián đoạn vào năm 1998, khi bà sinh 3 con (2 gái, 1 trai). Với đồng lương của 2 vợ chồng cùng là nhà khoa học không đủ trả tiền cho con đi nhà trẻ, chồng bà Gilbert đã tình nguyện hi sinh sự nghiệp để chăm sóc con cái và để vợ tiếp tục con đường nghiên cứu.

Trở lại Oxford và thành tựu đáng nể

Trở lại Oxform, bà Sarah Gilbert trở thành giáo sư tại Viện Jenner danh giá của Đại học Oxford. Bà cũng nhanh chóng thành lập nhóm nghiên cứu riêng để nỗ lực tạo ra một loại vaccine có hiệu quả với mọi chủng virus cúm.

Năm 2014, bà dẫn dắt cuộc thử nghiệm vaccine đầu tiên ngừa Ebola. Và khi dịch MERS-CoV (hội chứng hô hấp Trung Đông) bùng phát, bà Gilbert đến Ả Rập Xê Út để phát triển một loại vaccine cho loại virus corona này.

Đầu năm 2020, khi vaccine ngừa bệnh MERS mới bước sang giai đoạn thử nghiệm lần 2 thì dịch COVID-19 xuất hiện ở Trung Quốc. Thời điểm này, bà dành một vài ngày theo dõi bệnh (khi đó còn được gọi là bệnh viêm phổi bất thường ở Vũ Hán). Và khi biết đó là do 1 loại virus corona gây ra, bà có ngay ý tưởng phát triển 1 loại vaccine khác tương tự cách đã làm với MERS.

Tình hình dịch COVID-19 xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới khiến bà Gilbert và nhóm nghiên cứu tự nhận thấy rằng "cần phải hành động nhanh chóng". Theo lời kể của đồng nghiệp thì giáo sư Sarah Gilbert đã làm việc từ sáng sớm đến tối muộn, có hôm bà làm việc từ 4 giờ sáng. Cuối cùng, chỉ trong một tuần sau khi các nhà khoa học Trung Quốc công bố cấu trúc di truyền của loại virus mới, nhóm của bà Gilbert đã thiết kế xong vaccine Covid-19 - vaccine Oxford/AstraZeneca.

Vắc xin COVID-19 của Astrazeneca chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gen.

Trong vòng 65 ngày, phòng thí nghiệm của bà đã tạo ra những "mẻ" vaccine đầu tiên, sau đó được thử nghiệm trên những người tình nguyện trong khi virus vẫn đang lan tràn khắp hành tinh.

Điều đáng nói, công việc của bà cũng nhận được sự ủng hộ của các con (các con bà đều chọn ngành hóa sinh tại trường đại học). Họ tình nguyện tham gia thử nghiệm vaccine Oxford/AstraZeneca.

Từ bỏ cơ hội kiếm hàng triệu USD để cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới

Thử nghiệm của vaccine Oxford/AstraZeneca được kết quả tốt, đứng trước cơ hội kiếm hàng triệu USD nhưng bà Gilbert chọn từ bỏ bằng sáng chế vắc xin để có thể cứu sống hàng chục triệu người trên thế giới.

Bà nói: "Ngay từ ban đầu, chúng tôi nhận thấy vaccines này sẽ tham gia vào một cuộc đua chống lại virus cúm tàu, chứ không tranh đua với các vaccines khác. Chúng tôi làm việc ở Đại học và không có ý định kiếm tiền từ đó".

Và quả thực, bà đã tặng trọn vẹn thành quả nghiên cứu vaccine này cho cộng đồng, với thoả thuận với hãng dược nổi tiếng Astra Zeneca rằng, vaccine này sẽ phải được phân phối phi lợi nhuận đến công chúng với giá gốc chính thức thật rẻ, rẻ hơn rất nhiều so với giá cả thị trường y dược, chỉ khoảng 3USD mỗi liều.

Ngay từ ban đầu, chúng tôi nhận thấy vaccine này sẽ tham gia vào một cuộc đua chống lại virus cúm tàu, chứ không tranh đua với các vaccine khác

Giáo sư Sarah Gilbert

Tờ The Star Malaysia dẫn lời bà Gilbert: "Là người đã phát minh ra loại vắc xin này, tôi có thể kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. Nhưng tôi từ chối nhận bằng sáng chế vaccine. Tôi không muốn độc quyền sáng chế vì tôi muốn chia sẻ công nghệ này để mọi người có thể sản xuất vaccine".

Cả khán đài vỗ tay cảm ơn, được hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng tạo hình phiên bản mới búp bê Barbie

Chính bởi những cống hiến to lớn cho khoa học và bởi tấm lòng nhân hậu với cộng đồng của bà Sarah Gilbert mà mới đây, trong giải đấu quần vợt Wimbledon, cả khán đài đã đứng dậy vỗ tay cảm ơn, khi khán giả vô tình phát hiện ra sự có mặt của bà. Bà đã có thể trở thành triệu phú nếu bán kết quả nghiên cứu này cho các công ty dược phẩm.

Giáo sư Sarah Gilbert là một trong 5 người phụ nữ được nhà sản xuất đồ chơi Mattel tạo hình búp bê Barbie mới như một sự vinh danh những người phụ nữ truyền cảm hứng chiến đấu với dịch COVID-19.

Hãng sản xuất đồ chơi nổi tiếng Mattel Inc. cũng vừa ra mắt phiên bản mới búp bê Barbie được tạo từ hình mẫu giáo sư Sarah Gilbert, để vinh danh nhà khoa học này.

Chia sẻ việc được tạo hình búp bê Barbie, bà Gilber bày tỏ rằng bà mong rằng các thế hệ tương lại nhận thức được rằng họ cũng có thể làm việc trong các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học (STEM) - lĩnh vực mà trước đây thường ít có phụ nữ tham gia.

Những câu chuyện chiến đấu với đại dịch như những người bình thường trong những hoàn cảnh phi thường, công việc chế tạo vaccine Oxford/AstraZeneca cũng như khoa học tiên tiến và công việc khó khăn đằng sau nó... được Giáo sư Sarah Gilbert cùng với nữ đồng nghiệp của mình là Catherine Green ghi chép lại và xuất bản thành cuốn sách "Vaxxers: The Inside Story of the Oxford AstraZeneca Vaccine and the Race Against the Virus" (Vaxxers: Câu chuyện bên trong về vaccine Oxford AstraZeneca và Cuộc chạy đua chống lại Virus).

Nhóm nghiên cứu của Oxford đã đạt được thỏa thuận phát triển, sản xuất và phân phối vắc xin trên toàn cầu với công ty dược Anh/Thụy Điển AstraZeneca. Theo mong muốn của bà Gilbert, AstraZeneca cam kết không thu lợi nhuận từ vắc xin Covid-19 trong đại dịch. Và giá vắc xin này vẫn sẽ được giữ nguyên với các nước đang phát triển, kể cả khi đại dịch kết thúc.

Giáo sư Sarah Gilbert cùng với nữ đồng nghiệp của mình là Catherine Green.

Vaccine phòng COVID-19 của AstraZeneca là loại vaccine phòng SARS-CoV-2, được đồng phát triển bởi Đại học Oxford và Hãng dược nổi tiếng thế giới – AstraZeneca (Vương quốc Anh). Vắc xin phòng COVID-19 của AstraZeneca có hiệu lực bảo vệ con người trước tác nhân gây bệnh COVID-19 lên đến hơn 89%, dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng.

Dữ liệu gần đây của Cơ quan Y tế Công cộng Anh (PHE) chứng minh, 2 liều vắc xin COVID-19 của AstraZeneca có hiệu quả 92% trong việc giảm số ca nhập viện do biến thể Delta và cho thấy không có trường hợp tử vong trong số những người được tiêm chủng.

COVID-19 vaccine Astrazeneca là một loại vắc xin được sử dụng để bảo vệ các đối tượng từ 18 tuổi trở lên chống lại COVID-19. Vắc xin giúp cho hệ miễn dịch của người được được tiêm chủng có khả năng nhận biết và tiêu diệt virus corona (SARS-COV-2).

Vắc xin COVID-19 của Astrazeneca chứa một loại virus gây cảm lạnh thông thường đã được biến đổi gen. Công nghệ "virus biến đổi" đã từng được thử nghiệm và ứng dụng thành công trong việc tạo ra vắc xin cho các bệnh lý khác.

Có thể bạn cũng muốn biết Chân dung "nữ anh hùng" đứng sau vaccine Pfizer và Moderna ngừa Covid-19: Ngậm đắng nuốt cay 30 năm, bất chấp bệnh tật để biến ước mơ thành sự thật

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020