Niêm yết từ 2006, đến nay, doanh nghiệp vẫn là một trong những cổ phiếu lớn trong rổ VN30 và nhiều năm liên tiếp vào nhóm 20 cổ phiếu "xanh" VNSI dẫn đầu về tính bền vững xét theo chỉ tiêu E-S-G.
Đầu tháng 6, Forbes Việt Nam công bố Top 50 công ty niêm yết tốt nhất. Do yếu tố khách quan lẫn chủ quan, năm nay có đến 18 sự thay đổi. Nhiều "ông lớn" lĩnh vực tiêu dùng, bán lẻ vắng mặt.
Trong bối cảnh sức mua thị trường còn trầm lắng, Vinamilk vẫn đứng thứ tư. Forbes Việt Nam ghi nhận doanh nghiệp là đại diện duy nhất ngành sữa vào top 10, đồng thời là công ty tiêu dùng nhanh (FMCG) duy nhất có mặt từ khi bảng xếp hạng này ra đời. Tổng doanh thu tăng gấp đôi, từ 27.102 tỷ đồng (2012) lên 60.479 tỷ đồng (2023).
Vinamilk có đến 200.000 điểm bán toàn quốc, dễ dàng tiếp cận nhóm người tiêu dùng trẻ. Ảnh: Vi Nam
Theo báo cáo thường niên 2023, Vinamilk là công ty F&B có giá trị vốn hóa lớn trên sàn HOSE với gần 6 tỷ USD, doanh thu hơn 2,4 tỷ USD, thuộc 40 công ty sữa lớn nhất toàn cầu. Các quỹ đầu tư lớn từ Singapore, Mỹ... đánh giá cao doanh nghiệp nhờ tính minh bạch, bền vững và quản trị tốt.
Cụ thể, các cổ đông ngoại đang đầu tư nhiều nhất vào đơn vị gồm: F&N Dairy Investment, Platinum Victory (từ Singapore), Fubon FTSE Vietnam ETF (Đài Loan) hay Vanguard International Value Fund (Mỹ)...
14 nhà xưởng trong nước và hai nhà máy ở nước ngoài giúp đơn vị đảm bảo năng lực sản xuất, chất lượng sản phẩm. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Nửa đầu năm nay, Vinamilk đạt doanh thu ấn tượng, nhất là mảng xuất khẩu quý II tăng 37% so với cùng kỳ, duy trì chuỗi tăng trưởng từ 2023 đến nay. Hiện sản phẩm được tiêu thụ ở hơn 60 quốc gia, vùng lãnh thổ, gồm các thị trường khó tính như Mỹ, Australia, New Zealand, Nhật Bản, Hàn Quốc...
Ở thị trường trong nước, Vinamilk duy trì vị thế dẫn đầu, 12 năm liền là thương hiệu sữa được chọn mua nhiều nhất và thuộc top 3 nhà sản xuất FMCG được người tiêu dùng Việt mua nhiều nhất.
Đại diện đơn vị phân tích thành tích trên đến từ chủ trương liên tục cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường, tối ưu hiệu quả chi phí lẫn hoạt động. Trong đó, chiến lược đổi mới toàn diện từ giữa 2023 cũng tạo động lực cho đà tăng trưởng hiện tại.
Ngoài ra, Vinamilk còn ghi điểm với giới đầu tư nhờ giá trị thương hiệu đến 3 tỷ USD - nằm trong top 10 ngành sữa toàn cầu.
Khách hàng quốc tế tìm hiểu hợp tác với Vinamilk tại Vietnam International Sourcing Expo 2024, tháng 6. Ảnh: Nguyễn Hoàng
Nằm trong nhóm thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu, phát triển bền vững là một trong những mục tiêu chính trong chiến lược của Vinamilk. Năm 2023, ban lãnh đạo công bố lộ trình mục tiêu Net Zero đến 2050. Chưa đầy một năm sau đó, doanh nghiệp có ba đơn vị gồm một trang trại và hai nhà máy được chứng nhận trung hòa Carbon theo tiêu chuẩn PAS2060:2014.
Vinamilk cũng là đơn vị đầu tiên của Việt Nam đăng ký ủng hộ sáng kiến Ngành sữa toàn cầu về Net Zero. Đây là điểm sáng của hãng trong mắt giới đầu tư, giữa bối cảnh ESG đang thịnh hành.
Tại Hội nghị sữa toàn cầu ngày 25-27/6, Tiến sĩ Timothy Robinson, Cố vấn độc lập của tổ chức Khung phát triển bền vững ngành sữa toàn cầu (DSF) cho biết phát triển bền vững là vấn đề lớn của ngành. Ông đánh giá cao kết quả Vinamilk đạt được thời gian qua và cho rằng đại diện Việt Nam là điển hình trong định hướng Net Zero.
Vạn Phát