Chà là các nhánh cây có sẵn ở địa phương để chất thành đống dưới sông, kênh, rạch
Dỡ chà là nghề đánh bắt thủy sản tự nhiên của người dân miền sông nước. Chà là các nhánh cây có sẵn ở địa phương để chất thành đống dưới sông, kênh, rạch. Thông thường, bà con dùng nhánh trâm bầu, xoài, tre, dâu chất đống để dụ cá, tôm, các loài thủy sản tự nhiên vào trú ngụ. Ở miền Tây, dỡ chà được bà con làm quanh năm, nhưng dịp Tết đến thì diễn ra nhiều hơn.
Công đoạn đầu tiên của dỡ chà là bao lưới
Theo ông Trung Văn Ngoán (một người có thâm niên hơn 40 năm làm nghề dỡ chà ở huyện Thới Lai, TP Cần Thơ), đặt một đống chà có thể dỡ được 4 lần/năm. "Chà thường được dỡ vào khoảng thời gian nước rút ở mỗi tháng hoặc rầm rộ nhất là dịp Tết", ông Ngoán cho biết thêm.
Những con cá bị động liền nhảy tung lên hoặc sẽ mắc vào lưới, cứ vậy là bắt
Dỡ chà tuy đơn giản nhưng cũng lắm công phu và "tiểu xảo". Theo những người dỡ chà lâu năm tiết lộ, trước khi dỡ khoảng nửa tháng, người chủ chà phải rải cám trộn với đất sét, hoặc gạo ủ với thức ăn viên để dụ cá, tôm vào ăn, trú ngụ. Khi chuẩn bị dỡ chà, phải kiểm tra kỹ dụng cụ như lưới, cây móc và phải có các vật dụng để đựng cá.
Cá được chia ra theo từng loại để bán và cho những người tham gia dỡ chà
Đến ngày tiến hành dỡ chà, "đội quân" dỡ phải là những người chịu lạnh giỏi, bởi phải ngâm mình nhiều giờ liền trong nước giữa cái lạnh của những ngày đầu Xuân. "Trước khi dỡ chà, những người tham gia phải tranh thủ ăn bữa cơm để có sức mà làm việc trong nước nhiều giờ liền mà không bị đói", một người tham gia dỡ chà bật mí.
Mớ cá nhỏ được cân để bán cho những người nấu nước nắm
Lúc dỡ chà, những người rành nghề sẽ là người lặn, mò để bắt cá; những người khác thì ở trên ghe giúp chuyển chà ra khỏi lưới. Ở trên bờ là các chị em phụ nữ hoặc những người không biết dỡ chà cùng ngồi đợi để làm cá, hoặc thương lượng giá mua bán cá với những người mua.
Ở trên bờ, các chị em phụ nữ hoặc những người không biết dỡ chà cùng ngồi đợi để làm cá
Công đoạn đầu tiên của dỡ chà là bao lưới. Khi bao lưới xong, từng nhánh chà sẽ được chuyền tay nhau đưa ra ngoài. Thời điểm này, những con cá bị động liền nhảy tung lên hoặc sẽ mắc vào lưới, cứ vậy là bắt. Khi những nhánh chà cuối cùng được đưa ra khỏi lưới cũng là lúc những người tham gia cùng nhau kéo lưới lên ghe.
Trầm mình dưới dòng nước lạnh buốt để dỡ chà
Sau nhiều giờ trầm mình dưới sông, đống chà được dỡ hết, mớ cá nhỏ được cân để bán cho những người nấu nước nắm trong vùng. Số cá to hơn, có giá trị thì chủ chà cho vào ghe để mang ra chợ bán. Những người tham gia dỡ chà được người chủ chà chia một phần cá mang về ăn.
Những người rành nghề”sẽ là lặn, mò để bắt cá, những người khác thì ở trên ghe giúp chuyển chà ra khỏi lưới 2
Dỡ chà, một hoạt động đặc trưng chỉ có ở miền sông nước miền Tây thắm đẫm tình chòm xóm. Dù ngày nay, dỡ chà không còn rầm rộ, nhộn nhịp như trước nhưng đây vẫn là nét văn hóa miệt vườn chỉ có ở ĐBSCL.
Những người tham gia dỡ chà được người chủ chà chia một phần cá mang về ăn