Chuyên mục  


1-nhieu-loc-thi-nghe-17370868024381521015789.jpg

Kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè được coi là con kênh ô nhiễm bậc nhất thành phố Hồ Chí Minh. Rác sinh hoạt như túi nilon, chai nhựa và rác thải công nghiệp thường xuyên bị vứt bừa bãi xuống kênh, gây hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường. Ảnh: Nhật Thịnh.

2-nhieu-loc-thi-nghe-173708680246393865431.jpg

Năm 2002, Thành phố Hồ Chí Minh đã triển khai dự án cải tạo tổng vốn đầu tư hơn 8.600 tỉ đồng. Con kênh được nạo vét gần 1,1 triệu m3 đất, lắp đặt gần 16 km bờ kè, thi công 9 km tuyến cống bao, gia cố cầu, đặt máy bơm công suất lớn, làm đường hai bên… Đến năm 2011, kênh chính thức được khánh thành. Ảnh: Hoàng Thuấn.

3-nhieu-loc-thi-nghe-17370868024931360746121.jpg

Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm, hôi thối ở kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn do nước thải của người dân hai bên bờ chưa được xử lý. Vì thế, năm 2020, Thành phố Hồ Chí Minh chính thức khởi công dự án nhà máy xử lý nước thải Nhiêu Lộc - Thị Nghè và dự kiến hoàn thành vào tháng 9 năm nay.

4-nhieu-loc-thi-nghe-17370868025141254250284.jpg

Công trình thuộc dự án vệ sinh môi trường Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hai, ở phường Thạnh Mỹ Lợi (thành phố Thủ Đức). Dự án được áp dụng công nghệ tiên tiến nhất hiện nay - công nghệ xử lý sinh học MBBR (Moving Bed Biofilm Reactor), sử dụng các giá thể di động cho vi sinh vật bám dính và phát triển để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải.

5-nhieu-loc-thi-nghe-1737086802531153439273.jpg

Tổng mức đầu tư của dự án lên tới hơn 11.000 tỷ đồng, gồm 8 gói thầu xây lắp, trong đó quan trọng nhất là gói thầu xây nhà máy xử lý nước thải với tổng vốn gần 6.000 tỷ đồng.

6-nhieu-loc-thi-nghe-17370868025481055172721.jpg

Công trình gồm các hạng mục như hệ thống bể lọc, bể xử lý bùn thải, trạm bơm, cống thoát, bờ kè, nhà điều hành... được thi công trên khu vực có diện tích khoảng 38 ha.

7-nhieu-loc-thi-nghe-17370868025641738995106.jpg

Trên hình là các bể xử lý nước thải được xem là “trái tim” của nhà máy đã cơ bản thành hình.

8-nhieu-loc-thi-nghe-17370868026131843796483.jpg

Dự án có công suất xử lý nước thải đạt 480.000 m3/ngày, gấp gần 1,8 lần công suất của nhà máy lớn nhất Hà Nội. Nước thải sau khi được xử lý đảm bảo yêu cầu vệ sinh môi trường sẽ được xả ra sông Sài Gòn. Trong ảnh là 3 bể tiêu bùn cao 21 m vừa được cất nóc.

9-nhieu-loc-thi-nghe-17370868026321458634106.jpg

Được biết, liên danh nhà thầu sẽ đảm nhận vận hành nhà máy tới năm 2029 theo hợp đồng, sau đó bàn giao cho Thành phố Hồ Chí Minh.

10-nhieu-loc-thi-nghe-1737086802648319958206.jpg

Khi nhà máy hoạt động, nước thải của cư dân dọc kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè trải dài qua các quận 1, 2, 3, Bình Thạnh, Phú Nhuận và Tân Bình đều được đưa về xử lý. Công trình cũng giúp cải tạo, chỉnh trang đô thị, thúc đẩy phát triển du lịch, kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020