Chuyên mục  


hhhhhhwwww-1736913044872861617283.jpeg

Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng chủ tịch các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An bàn giải pháp hành động để tăng trưởng vùng hai con số - Ảnh: CHÂU TUẤN

Sáng 15-1, tại TP.HCM, UBND TP.HCM đã tổ chức hội nghị làm việc với các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An. Hội nghị có sự tham gia của chủ tịch, lãnh đạo sở ban ngành các tỉnh vùng Đông Nam Bộ và tỉnh Long An.

Vùng Đông Nam Bộ phải đi tiên phong

Phát biểu mở đầu hội nghị, ông Phan Văn Mãi - chủ tịch UBND TP.HCM - cho biết khi Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Tiểu ban Kinh tế - xã hội Đại hội XIV của Đảng đã đặt ra nhiều chủ trương để đất nước bước vào kỷ nguyên mới.

Trong đó, vùng Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ có vai trò lớn, đóng góp khoảng 50% GRDP và ngân sách quốc gia. Nếu hai khu vực này tập trung thì có thể đóng góp khoảng 60% GRDP và ngân sách quốc gia. 

Trước yêu cầu này, Chủ tịch UBND TP.HCM cho rằng các địa phương phải nhanh chóng ngồi lại nghiên cứu, bàn sâu những vấn đề, chốt lại những trọng tâm để phát triển trong giai đoạn tới. Làm sao vùng Đông Nam Bộ phải đi tiên phong khi cả nước bước vào kỷ nguyên mới.

"Trong hành động, địa phương nào lo địa phương đó nhưng phải cùng lo với nhau, có như vậy Đông Nam Bộ mới thực sự mạnh. Với tinh thần bước vào kỷ nguyên mới thì phải cùng nghĩ việc chung, việc lớn để đưa ra chương trình hành động cho giai đoạn tới", ông Mãi chia sẻ.

Cần thiết thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ

hhhhhh-1736912956179704640702.jpeg

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM Trương Minh Huy Vũ phát biểu tại hội nghị - Ảnh: CHÂU TUẤN

Chủ tịch UBND TP cũng nhấn mạnh đến việc thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng Đông Nam Bộ. Quỹ này đã được Thủ tướng chấp thuận chủ trương và giao nhiệm vụ cho Bộ Tài chính nhưng đến nay vẫn chưa có nhiều chuyển động.

Báo cáo tại hội nghị, ông Trương Minh Huy Vũ - viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP.HCM - đã nêu ra những điểm nghẽn trong phát triển hạ tầng vùng.

Theo ông Vũ, hiện nay quy hoạch vùng đã có nhưng vướng mắc lớn nhất là chưa có chính sách đầu tư và tài trợ vùng Đông Nam Bộ. 

Cụ thể, không có chính sách đầu tư những dự án vùng sử dụng ngân sách hợp vốn giữa các tỉnh với nhau. Không có chính sách huy động hợp tác công tư hoặc huy động ODA cho dự án vùng. Đây là điểm nghẽn lớn nhất.

Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển TP cho rằng vùng Đông Nam Bộ muốn tăng trưởng hai con số thì chỉ có hai cách là tăng quy mô đầu tư và hiệu quả đầu tư.

"Để tăng quy mô đầu tư, phải tăng đầu tư công và đầu tư tư nhân. Như vậy cơ chế đầu tư, tài trợ vùng rất quan trọng, trong đó phải có Quỹ đầu tư vùng", ông Vũ nói.

Để phát triển lâu dài, vùng Đông Nam Bộ phải thành lập Quỹ phát triển hạ tầng vùng. Với nhu cầu phát triển hạ tầng lớn vùng Đông Nam Bộ phải có công cụ tài chính đủ mạnh.

Ông dẫn chứng như vùng Đông Nam Bộ muốn hình thành đô thị sân bay Long Thành sau khi sân bay đi vào hoạt động có thể cần đến 30-40 tỉ USD hay hàng loạt khu đô thị liên quan các dự án lớn của vùng.

Tuy nhiên, những dòng vốn này không thể sắp xếp từ nguồn đầu tư công mà phải có nguồn đầu tư tư nhân và nước ngoài. Do đó vai trò của quỹ phát triển hạ tầng vùng rất quan trọng.

Ông Vũ cũng đề xuất hai cơ chế để hình thành quỹ này, có thể đề xuất cơ chế đặc thù vùng hoặc đưa vào nghị quyết liên quan đến Trung tâm tài chính quốc tế và khu vực tại TP.HCM.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020