Chuyên mục  


shopeequangdinh-1735981969468470877048.jpg

Người tiêu dùng nhận hàng mua từ Shopee- Ảnh: QUANG ĐỊNH.

Shopee vươn lên nhờ di động

Giai đoạn đầu tiên khi thị trường thương mại điện tử (TMĐT) mới manh nha hình thành, cũng là thời điểm Internet chính thức được đưa vào sử dụng tại Việt Nam (1997).

Khi đó, TMĐT có dạng thức đơn giản như rao vặt trực tuyến, bán hàng qua email. Nhưng sự bùng nổ của công nghệ di động đã thay đổi tất cả.

Shopee chính thức bước chân vào Việt Nam vào năm 2015, thuộc vào giai đoạn TMĐT bắt đầu bùng nổ với sự xuất hiện của nhiều nền tảng khác.

"Tại thời điểm đó, chúng tôi là đơn tiên phong trong việc phát triển ứng dụng TMĐT trên thiết bị di động, được thiết kế để kết nối người mua và người bán mọi lúc, mọi nơi," đại diện Shopee Việt Nam nói với Tuổi Trẻ Online.

Việc tối ưu hóa hành trình mua - bán TMĐT trên di động từ những ngày đầu đã góp phần thay đổi thói quen mua sắm.

Đồng thời, điều này giúp mở cánh cửa lớn hơn cho các nhà bán hàng và thương hiệu gia tăng điểm chạm với khách hàng mục tiêu trên diện rộng.

Từ năm 2019 có thể xem là giai đoạn trưởng thành với nhiều đổi mới khi TMĐT không còn đơn giản là giao dịch giữa các bên, mà người dùng bắt đầu tìm kiếm sự kết nối và trải nghiệm tương tác nhiều hơn.

TMĐT cũng trở thành một phần không thể thiếu trong cuộc sống người dùng Việt.

Do vậy, các nền tảng TMĐT liên tục bước vào cuộc đua thể nghiệm, cách mạng hóa mua sắm và làm mới chính mình để thu hút khách hàng và người bán đến với nền tảng.

Cuộc đua khó đoán

Thị trường thương mại điện tử ngày càng trở nên khốc liệt, đòi hỏi các doanh nghiệp không chỉ có tiềm lực tài chính mạnh mẽ mà còn phải biết tận dụng lợi thế từ quy mô. Trong bối cảnh này, các nền tảng nội địa gần như không còn cơ hội cạnh tranh trực diện với những "ông lớn" toàn cầu.

Thực tế đã chứng minh vị trí dẫn đầu hôm nay không đảm bảo sự bền vững trong tương lai. Những nền tảng từng bị bỏ lại phía sau là minh chứng rõ ràng cho tính khắc nghiệt của cuộc đua này.

Shopee và TikTok Shop là hai ví dụ điển hình về khả năng bứt phá ngoạn mục. Khi thị trường từng bị chi phối bởi Lazada và Tiki, Shopee chỉ mất ba năm sau khi gia nhập Việt Nam để vượt qua Lazada vào cuối năm 2018, theo dữ liệu từ Asia Plus.

Sự vươn lên của Shopee đến từ chiến lược phù hợp với xu thế. Nền tảng này nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường nhờ tập trung vào xu hướng người tiêu dùng chuyển từ mua sắm qua máy tính sang thiết bị di động. 

Shopee thu hút nhà bán hàng nhỏ lẻ, tập trung vào sản phẩm giá trị thấp, khai thác thị trường ở các thành phố cấp hai, miễn phí vận chuyển và triển khai chương trình tiếp thị liên kết hiệu quả.

Tuy nhiên, ngay cả khi Shopee duy trì vị trí dẫn đầu trong thời gian dài, TikTok Shop đã xuất hiện và tạo nên một làn sóng mới. 

Ra mắt vào giữa năm 2022, chỉ trong một năm, TikTok Shop đã vượt qua Lazada để trở thành nền tảng thương mại điện tử lớn thứ hai tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Thành Hiếu, CEO Vela Group, nhận định: “Nếu giữ tốc độ tăng trưởng như hiện nay, Shopee có thể vẫn đứng vững ở vị trí số một trong hai năm tới. Nhưng từ năm thứ ba trở đi, mọi chuyện sẽ rất khó đoán”.

5sanlonnhat-1735981339801948944387.png

Năm sàn thương mại điện tử lớn nhất Việt Nam tính đến cuối tháng 9-2024 dựa trên doanh số - Ảnh: METRIC

Những chiến lược mới

Mặc dù TikTok Shop, Shopee và các nền tảng thương mại điện tử khác có sự khác biệt trong mô hình kinh doanh - từ cách quảng cáo, thanh toán đến vận hành logistics - tất cả đều hướng tới mục tiêu chung: thu hút người mua hàng.

Một xu hướng nổi bật là sự kết hợp giữa giải trí và mua sắm để thúc đẩy hành vi chi tiêu, ngay cả khi người tiêu dùng không có kế hoạch mua sắm từ trước. "Shopee không chỉ là một sàn thương mại, mà còn là nơi để kết nối, khám phá và tận hưởng niềm vui", đại diện Shopee Việt Nam chia sẻ.

Ngành thương mại điện tử được ví như đang bước vào giai đoạn “vượt ngàn vũ bão” với sự sàng lọc mạnh mẽ và sự gia nhập của nhiều đối thủ lớn, đặc biệt từ Trung Quốc. 

Một cái tên đáng chú ý là Temu thuộc PDD Holdings, với chiến lược quảng bá mạnh mẽ và chương trình khuyến mãi dày đặc. Dù gặp thách thức pháp lý ở các thị trường mới, Temu được dự đoán sẽ nhanh chóng quay lại Việt Nam với sự chuẩn bị kỹ lưỡng.

Bên cạnh đó, Lazada cũng đang cho thấy dấu hiệu hồi sinh sau giai đoạn tái cơ cấu từ năm 2018. Với vị CEO mới, Lazada Việt Nam gần đây đã đưa ra nhiều đánh giá và kế hoạch để cạnh tranh trong thị trường.

Theo các chuyên gia, Việt Nam đang là điểm sáng trong tăng trưởng TMĐT khu vực, chiếm khoảng 2/3 giá trị nền kinh tế số và dự kiến đóng góp 10% tổng doanh thu bán lẻ vào năm 2025.

Đại diện Shopee nhận định: “Việt Nam đang bước vào giai đoạn tăng trưởng mạnh mẽ, tiệm cận các quốc gia dẫn đầu Đông Nam Á như Indonesia và Thái Lan”.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020