Chuyên mục  


base64-1695975393407460115643.png

Ông Nguyễn Võ Trường An - phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN - chia sẻ việc giao dịch tín chỉ carbon trong tương lai - Ảnh: NGỌC HIỂN

Công ty Cổ phần Sàn giao dịch tín chỉ Carbon ASEAN (CCTPA) sẽ cung cấp thông tin tư vấn cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân ở Việt Nam về cách thức xây dựng dự án tín chỉ carbon, cách thức đăng ký, kiểm định, xác nhận cùng các cơ chế trao đổi, đền bù, vay tín dụng đối với các khoản tín dụng carbon và áp dụng thuế carbon trong khu vực và trên toàn cầu.

Ông Tăng Thế Cường - cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu, Bộ Tài nguyên và Môi trường - cho rằng net zero mà Việt Nam cam kết tại COP26 là mục tiêu rất tham vọng và thách thức.

Việc xây dựng thị trường carbon là chìa khóa và thị trường carbon được xây dựng sẽ góp phần thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí của doanh nghiệp và xã hội thấp, thúc đẩy phát triển công nghệ phát thải thấp.

Bà Hoàng Bạch Dương - phó chủ tịch thường trực CT Group - cho hay việc xây dựng thị trường tín chỉ carbon, tài chính xanh là xu thế tất yếu, để tăng năng lực cạnh tranh cấp độ toàn cầu. Trong đó, đáp ứng các tiêu chuẩn hàng rào thuế carbon mà những thị trường lớn đang áp dụng sẽ đóng vai trò quyết định cho cuộc đua mới trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Trao đổi với Tuổi Trẻ, ông Nguyễn Võ Trường An - phó tổng giám đốc Công ty CCTPA - cho hay nhu cầu về mua tín chỉ carbon trên thế giới đã có sẵn, vấn đề là phía bên bán có đáp ứng nhu cầu. Hiện Việt Nam chưa có khung pháp lý, cơ chế rõ ràng cho thị trường carbon, do đó hiện những hợp đồng ký kết đều là hợp đồng song phương. 

Tuy nhiên tới đây phía doanh nghiệp sẽ có nền tảng ứng dụng các công nghệ để trở thành sàn giao dịch trực tuyến với giá nguồn cung và nguồn cầu.

"Mô hình sàn sẽ giúp tạo nên giá có lợi cho cả bên mua và bên bán, hướng đến giá trị tín chỉ carbon của Việt Nam. Hiện có nhiều dự án ở Việt Nam bán tín chỉ carbon cho quốc tế, nhưng giá không cao, nhưng nếu có sàn với nền tảng công nghệ thì sẽ giải quyết những vấn đề về giá, tính minh bạch và hoàn toàn tự động", ông An nói.

Cần lưu ý những tiêu chí quốc tế

Trao đổi với Tuổi Trẻ, Phạm Đăng An - giám đốc văn phòng Carbon Solutions, phó tổng giám đốc Vũ Phong Energy Group - cho hay thị trường mua bán tín chỉ carbon đang được xem là chính sách hiệu quả tại nhiều quốc gia trên thế giới nhằm chủ động giảm thiểu lượng khí thải hàng năm. Do đó việc học hỏi kinh nghiệm từ các thị trường lớn và dựa trên nền tảng là các tiêu chuẩn chung của quốc tế là rất cần thiết để có thể kết nối, trao đổi với thị trường carbon khu vực và thế giới.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương đương với 1 tấn CO2. Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon được bắt nguồn từ nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu, được thông qua vào năm 1997.

Theo Nghị định thư Kyoto, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán hoặc mua từ các quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới xuất hiện loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính. Do carbon là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên các giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon, hình thành nên thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020