Chuyên mục  


Cộng đồng doanh nghiệp FDI đang có nhiều hoạt động đóng góp tích cực cùng Việt Nam vượt qua đại dịch COVID-19 - Ảnh: Eurocham

Ông Andrew Jeffries, giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), đã chia sẻ như vậy tại buổi họp báo công bố báo cáo cập nhật Triển vọng phát triển châu Á (ADO) 2021 tổ chức ngày 22-9. 

Theo ông Andrew Jeffries, đã có những thông tin như doanh nghiệp FDI rời khỏi Việt Nam nhưng "nói vậy là chưa chính xác", vì trên thực tế chỉ có một số đơn đặt hàng chuyển ra khỏi Việt Nam hoặc chuyển từ khu vực này sang khu vực khác, "chứ không hẳn doanh nghiệp đi khỏi đây". 

Làn sóng thứ 4 của đại dịch đang ảnh hưởng đến các tỉnh phía Nam, nơi nhiều nhà máy phải tạm ngưng sản xuất, dấy lên những lo ngại trong cộng đồng doanh nghiệp nước ngoài về việc kiểm soát dịch.

Nhưng các doanh nghiệp FDI đã chọn Việt Nam để đầu tư lâu dài và các khoản đầu tư cần thời gian mới phát huy được tác dụng trong khi dịch chỉ mới bùng phát vài tháng gần đây nên, theo ông Jeffries, "hơi sớm" để đưa ra những cảnh báo về xu hướng mới trong chuỗi cung ứng ở tầm nhìn trung và dài hạn.

"Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn về thu hút đầu tư nước ngoài, tiếp tục hưởng lợi trong quá trình chuỗi cung ứng trên toàn cần đang thay đổi, sự căng thẳng thương mại Trung - Mỹ, gián đoạn sản xuất ở các khu vực khác", ông Andrew Jeffries nói. 

Tuy nhiên, đại diện ADB vẫn khuyến nghị việc kéo dài các biện pháp phong tỏa mà Việt Nam đang áp dụng cần được xem là điều quan ngại dù tình hình đang xảy ra ở Việt Nam cũng là tình hình chung của thế giới. Dịch đã gây ra những gián đoạn sản xuất khắp nơi, không chỉ ở Việt Nam. 

Cũng theo ông Andrew Jeffries, năm 2021 là một năm đầy thách thức đối với Việt Nam. Với những tác động của dịch, ADB đã điều chỉnh giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2021 của Việt Nam từ mức 6,7% trước đó xuống còn 3,8%. 

Giả định rằng đến cuối năm 2021, đại dịch COVID-19 sẽ được kiểm soát và đến quý 2-2022, tỉ lệ tiêm phòng đủ 2 liều vắc xin trong cộng đồng chiếm 70% dân số thì dự báo tăng trưởng cũng sẽ điều chỉnh giảm chỉ còn 6,5% vào năm sau nhờ vào sự phục hồi của nhu cầu trong nước, việc tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công và mở rộng các thị trường xuất khẩu mới.

Các chuyên gia cho rằng vắc xin ngừa COVID-19 là yếu tố mấu chốt để Việt Nam giải quyết nhanh hơn các trì trệ hiện nay. Dịch chuyển vẫn có thể xảy ra nhưng ít tác động hơn với chuỗi cung ứng của Việt Nam nếu các thủ tục hành chính, cơ sở hạ tầng... được cải thiện. 

Triển vọng tăng trưởng trong năm 2021 và 2022 phụ thuộc vào việc cung ứng kịp thời và đầy đủ các mặt hàng thiết yếu như: lương thực, thực phẩm và tiền mặt cho những người bị ảnh hưởng bởi đại dịch. 

Nợ xấu có thể trở thành rủi ro trong năm 2022 và dự báo tỉ lệ lạm phát cũng được điều chỉnh giảm xuống mức 2,8% cho năm 2021, do sức cầu trong nước giảm đã đẩy tỉ lệ này xuống mức thấp nhất kể từ năm 2016 tới nay. 

Năm 2022, tỉ lệ lạm phát được dự báo ở mức 3,5% khi tăng trưởng tăng tốc trở lại. 

Gồng mình 'giữ đơn hàng bằng mọi giá' trong nước sôi lửa bỏng

TTO - Ròng rã 2 tháng trời áp dụng "3 tại chỗ", nhiều doanh nghiệp tại TP.HCM gồng gánh chi phí để vẫn giữ sản xuất, giữ đơn hàng nhưng không ít doanh nghiệp đành tạm dừng vừa sản xuất, vừa lưu trú vì đã quá sức chịu đựng của công nhân.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020