Chuyên mục  


Xe tăng T-72 Nga với bộ cày mìn và bộ giáp khổng lồ giống mai rùa trên thân xuất hiện hồi đầu tháng 4 bên ngoài thành phố Krasnohorivka, phía tây thủ phủ Donetsk của tỉnh cùng tên. Xe tăng với giáp mai rùa Nga sau đó xuất hiện nhiều hơn trên chiến tuyến, một số phương tiện được lắp cụm hệ thống tác chiến điện tử trên nóc xe.

Video được công bố ngày 5/5 cho thấy một xe tăng Nga lắp bộ cày mìn với giáp mai rùa kèm khung lưới kim loại bên ngoài. Lớp bảo vệ bổ sung này được hàn vào hai bên thân, nóc và đuôi xe.

Bánh xích xe tăng không có giáp, song phương tiện bay không người lái (drone) ít khi nhắm vào bộ phận này do nguy cơ cao bị mất tín hiệu điều khiển khi hạ xuống quá thấp.

linh-nga-nang-cap-giap-cho-xe-tang-mai-rua-1714959113.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=j-YmCYjs5v6dgNYM24gylA
Lính Nga nâng cấp giáp cho 'xe tăng mai rùa'

Xe tăng Nga lắp giáp mai rùa và lưới bảo vệ trong video công bố ngày 5/5. Video: X/Constantine

Giới chuyên gia phương Tây nhận định xe tăng mai rùa của Nga "ngày càng trông to lớn và xa lạ hơn", song chúng đang làm tốt nhiệm vụ của mình. Chúng "thường làm nhiệm vụ phá mìn, mở đường cho các đơn vị thiết giáp xung kích", theo chuyên gia Matthew Moss.

Hoạt động rà phá bom mìn buộc xe tăng phải dẫn đầu đoàn xe với tốc độ chậm, khiến nó trở thành mục tiêu hàng đầu của drone đối phương. Đây là lý do chính lính Nga lắp giáp mai rùa cho xe tăng.

"Nhiều người cười nhạo xe tăng mai rùa của họ, nhưng trên thực tế chúng hiệu quả kinh khủng", một kênh Telegram của Ukraine nhận định. "Binh sĩ Ukraine phải dùng rất nhiều drone góc nhìn thứ nhất (FPV) chỉ để hạ một chiếc xe tăng này".

Lý do 'xe tăng mai rùa' Nga tung hoành trên chiến trường

Giáp mai rùa được đánh giá là một trong những biện pháp thích ứng điều kiện chiến trường của lính Nga, khi tình trạng thiếu đạn pháo và tên lửa chống tăng buộc lính Ukraine phụ thuộc ngày càng nhiều vào drone tự sát để tấn công phương tiện chiến đấu của đối phương.

"Bộ giáp mai rùa tự chế với lưới bảo vệ bổ sung có thể giúp chúng chống đỡ đòn tập kích của drone mang theo 0,5 kg thuốc nổ. Tuy nhiên, lớp giáp này ít có khả năng bảo vệ chúng trước các loại vũ khí khác", chuyên gia Moss cho biết.

Giáp mai rùa hạn chế đáng kể khả năng xoay tháp pháo xe tăng và cản trở tầm nhìn của kíp lái. Tuy nhiên, một số chuyên gia phương Tây nhận định hy sinh khả năng này trên một xe tăng của mỗi trung đội để mở đường cho các đơn vị bộ binh xung kích là điều hợp lý.

Cục diện chiến sự Nga - Ukraine. Đồ họa: RYV

Nguyễn Tiến (Theo AFP, Reuters, Forbes)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020