Chuyên mục  


pct-tp-1733485288813561042166.jpg

Ông Nguyễn Văn Dũng, phó chủ tịch UBND TP.HCM - Ảnh: M.H

Tăng trưởng xanh là lựa chọn tất yếu

Phát biểu tại diễn đàn "TP.HCM - Gỡ vướng cho kinh tế xanh" do báo Pháp Luật TP.HCM tổ chức chiều nay, 6-12, Phó chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Dũng cho biết với vai trò là trung tâm kinh tế, khoa học công nghệ, cửa ngõ giao lưu quốc tế của cả nước, TP.HCM đang hoàn thiện khung chiến lược phát triển xanh đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Khung chiến lược phát triển xanh này gồm bốn nội dung: phát triển nguồn lực xanh; xây dựng hạ tầng xanh; phát triển hành vi xanh; xác định ngành và lĩnh vực tiên phong.

"Tôi cho rằng xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn là lựa chọn tất yếu để vừa đáp ứng yêu cầu tăng trưởng, vừa góp phần đảm bảo cho người dân TP.HCM một môi trường sống lành mạnh và vì sự phát triển bền vững", ông Nguyễn Văn Dũng nói.

UBND TP.HCM vừa ban hành Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh giai đoạn 2024 - 2030.

Với kế hoạch này, TP.HCM đưa ra 14 nhóm nhiệm vụ chính bao gồm tài chính xanh, nhân lực chất lượng cao, kết nối xanh, năng lượng xanh, nước sạch và tuần hoàn nước, tuần hoàn vật liệu, tiêu dùng xanh.

Ngoài ra còn có giao thông xanh, tòa nhà xanh và tiết kiệm năng lượng, khởi nghiệp khoa học và đổi mới sáng tạo xanh, mảng xanh đô thị và nông nghiệp xanh, và hệ sinh thái Cần Giờ xanh.

TP.HCM có thể tiếp cận kinh tế tuần hoàn trên nền tảng 4.0

chuyen-gia-trao-doi-1733485505534447771230.jpg

Các chuyên gia thảo luận về chủ đề Gỡ vướng cho kinh tế xanh chiều nay - Ảnh: M.H

Việt Nam đang chứng kiến một bước chuyển quan trọng trong lĩnh vực kinh tế tuần hoàn và tài chính xanh, với những tiềm năng và thách thức đầy hứa hẹn.

Theo PGS.TS Nguyễn Hồng Quân, Viện trưởng Viện Kinh tế tuần hoàn, TP.HCM đang định hướng phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn dựa trên nền tảng công nghệ 4.0 và đổi mới sáng tạo. Thành phố tập trung vào việc phát triển các dự án như công trình xanh, cải tạo đô thị, tái chế nguyên vật liệu xây dựng, phát triển năng lượng tái tạo và nông nghiệp công nghệ cao.

Bà Nguyễn Thị Việt Hà, Quyền Chủ tịch HOSE, nhấn mạnh vai trò của tài chính xanh trong việc thu hút vốn đầu tư. Tài chính xanh không còn giới hạn ở các doanh nghiệp môi trường mà đã mở rộng sang nhiều ngành nghề, mang lại cơ hội lớn cho doanh nghiệp Việt Nam.

Các số liệu từ Ngân hàng Nhà nước cho thấy sự phát triển ấn tượng. Từ 2017 đến 2023, dư nợ tín dụng xanh tăng trưởng bình quân trên 22%/năm. Tính đến tháng 3-2024, đã có 47 tổ chức tín dụng với dư nợ gần 637.000 tỷ đồng, tập trung chủ yếu ở các lĩnh vực năng lượng tái tạo và sạch.

Một báo cáo của IFC ước tính các cơ hội đầu tư về khí hậu của Việt Nam có thể lên tới 757 tỷ USD vào năm 2030, tập trung vào năng lượng, giao thông và xây dựng xanh.

Tuy nhiên, để phát triển bền vững, Tiến sĩ Bùi Duy Tùng từ Đại học RMIT Việt Nam cho rằng cần xây dựng khung pháp lý rõ ràng và tiêu chí phân loại xanh đồng bộ. Ông đề xuất thành lập Hội đồng Tài chính xanh Quốc gia để điều phối và giám sát các chương trình, tạo nền tảng đối thoại giữa các cơ quan quản lý, doanh nghiệp và tổ chức tài chính.

Cũng theo Tiến sĩ Bùi Duy Tùng, Việt Nam cũng cần tăng cường khả năng huy động vốn quốc tế để tài trợ cho các dự án xanh quy mô lớn. Việc tiếp cận các quỹ toàn cầu như Quỹ Khí hậu xanh hiện vẫn còn hạn chế do thiếu minh bạch và chưa có danh mục dự án đạt chuẩn quốc tế.

Chính phủ cần tập trung xây dựng các dự án mẫu phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đồng thời sử dụng công nghệ như blockchain để theo dõi và minh bạch hóa dòng vốn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020