Chuyên mục  


Theo trang tin Bloomberg, để ngăn chặn việc bán khẩn cấp Credit Suisse cho UBS, chính phủ Thụy Sĩ đã cam kết bảo lãnh cho ngân hàng này tới 109 tỷ franc (gồm 9 tỷ đảm bảo trực tiếp và 100 tỷ thanh khoản) - một gánh nặng quá lớn đối với đất nước 8,7 triệu dân.

Ngoài ra, còn một khoản bảo lãnh khác trị giá 100 tỷ franc (tương đương 108 tỷ USD) đến từ Ngân hàng Quốc gia Thụy Sĩ (SNB).

1.jpg

Tổng khoản bảo lãnh cho Credit Suisse của Chính phủ Thụy Sĩ là 209 tỷ franc (tương đương 227 tỷ USD). Ảnh: Bloomberg.

Số tiền cứu trợ khổng lồ

Tổng số tiền 209 tỷ franc tương đương với 1/4 GDP Thụy Sĩ và đã vượt quá tổng chi tiêu quốc phòng của châu Âu năm 2021. Thậm chí, mức giá cho cuộc giải cứu này còn gấp 3 lần gói cứu trợ 60 tỷ franc của UBS trong cuộc khủng hoảng 2008.

Số tiền chi ra quá lớn trong khi các chủ ngân hàng vẫn có lợi nhuận cao nhờ vào việc lãi suất tăng lên đã khiến nhiều người bức xúc và tổ chức các buổi biểu tình. Hôm qua (20/3), khoảng 200 người đã tập trung bên ngoài trụ sở Credit Suisse ở Zurich để phản đối việc giải cứu và ném trứng vào các tòa nhà ở khu phố tài chính này.

Giải thích về điều này, ông Christoph Rechsteiner - Giám đốc tại Công ty tư vấn thuế MME (Zurich) - cho biết: "Chúng tôi đã chán ngấy với ý tưởng rằng nếu bạn đủ lớn, đất nước sẽ giúp bạn bằng mọi giá. Luật pháp cho Credit Suisse đã thay đổi hoàn toàn trong ngày cuối tuần".

Được biết, ngoài sự đảm bảo tài chính, giới chức Thụy Sĩ còn đồng ý thay đổi luật để bỏ qua sự chấp thuận của cổ đông, nhờ đó giúp Credit Suisse xóa sạch 16 tỷ franc trái phiếu và tăng vốn cốt lõi của ngân hàng.

Theo ông Rechsteiner, nếu mọi chuyện suôn sẻ đúng theo giải pháp thì UBS sẽ kiếm được một khoản lợi nhuận khổng lồ. "Họ có được Credit Suisse khi không mất gì cả và Chính phủ thì phải hỗ trợ các khoản lỗ", ông cho biết.

Vẫn còn nhiều nguy cơ

Bất chấp sự thất vọng của người dân, các chuyên gia tài chính lại cảnh báo rằng nếu Chính phủ không làm gì thì chi phí sẽ cao hơn nhiều.

Ông Manuel Ammann - Giám đốc Viện Tài chính - Ngân hàng tại Đại học St.Gallen - cho biết: "Tôi thấy có nhiều rủi ro hơn mức 9 tỷ franc mà Chính phủ đang đảm bảo cho Credit Suisse".

Theo ông, mức bảo đảm của Chính phủ cho ngân hàng này sẽ được chi trả một phần bởi các đặc quyền về chứng khoán và phá sản. Điều này có nghĩa là ngay cả trong trường hợp xấu nhất, Chính phủ vẫn được SNB giúp đỡ mà không cần sử dụng ngân sách nhà nước như người dân đang lo lắng.

Ngoài ra, mức đảm bảo 100 tỷ franc trong gói 109 tỷ franc nói trên "sẽ chỉ thành hiện thực nếu Credit Suisse phá sản hoàn toàn", và tình huống này rất khó có thể xảy ra.

2.png

Ngân hàng Trung ương Thụy Sĩ (SNB) là đơn vị hỗ trợ cho Chính phủ Thụy Sĩ. Ảnh: CNBC.

Trước đó, trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, UBS cũng từng nhận được gói hỗ trợ tương tự khi có 6 tỷ franc được chuyển trực tiếp và 54 tỷ franc nằm trong quỹ hỗ trợ phá sản.

Mặc dù Chính phủ Thụy Sĩ sau đó đã đưa ra quy định "chống sụp đổ" để hỗ trợ các ngân hàng lớn, luật này vẫn thất bại trong việc củng cố lại niềm tin của nhà đầu tư vào Credit Suisse.

Về lý thuyết, tất cả các bộ phận của Credit Suisse sẽ được thanh lý để ngăn chặn những nguy cơ đối với hệ thống tài chính, tuy nhiên, Chính phủ Thụy Sĩ đã lựa chọn thúc đấy sáp nhập thay vì việc này. Và theo ông Ammann, điều này sẽ khiến Chính phủ "phải cứu cả 2 thay vì chỉ một ngân hàng".

Hiện tại, các doanh nghiệp có liên quan đến hệ thống Credit Suisse hiện đã phải chuyển mình thành công ty mẹ, và điều này được coi là sẽ tạo điều kiện để tách bạch giữa các bên đồng thời bảo vệ các hoạt động kinh doanh khác trong nước.

Năm 2023, kinh tế thế giới được dự báo còn nhiều biến động và chưa thể phục hồi nhanh. Nhiều nền kinh tế lớn vẫn phải đối mặt với các rủi ro như GDP tăng trưởng chậm, lạm phát, thất nghiệp, nợ xấu... Mời độc giả của Zing đón đọc Tủ sách kinh tế 2023 để nắm bắt những kiến thức, thông tin kinh tế mới trong năm 2023.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020