Chuyên mục  


ck-sac-do-16963102959611347692789.jpg

Nhiều nhóm cổ phiếu đã luân phiên chịu áp lực bán mạnh - Ảnh: BÌNH KHÁNH

Vn-Index trải qua tuần giảm mạnh nhất trong 2 tháng

Vn-Index đóng cửa tuần 42 của năm tại mốc 1.108 điểm, giảm 46,7 điểm tương đương 4,04% so với tuần trước. Dữ liệu Fiintrade chỉ ra, đây mà mức giảm mạnh nhất theo tuần trong 2 tháng gần đây.

Giá trị giao dịch bình quân phiên tuần qua đã tăng hơn 2.000 tỉ đồng/phiên, tương đương 12,5% so với tuần trước. Điều này theo Fiintrade, thị trường chịu áp lực bán mạnh và chỉ dịu bớt trong phiên cuối tuần (ngày 20-10).

Về xu hướng dòng tiền, dữ liệu cũng cho thấy: có sự gia tăng vào nhiều ngành khác nhau, đặc biệt là ngân hàng, bất động sản, chứng khoán, thực phẩm, dầu khí, bán lẻ, công nghệ thông tin và thép.

Trong khi đó nuôi trồng nông và hải sản là ngành có thanh khoản giảm nhẹ. Còn xét theo quy mô vốn hóa, nhóm vốn hóa lớn VN30 hút dòng tiền với giá trị giao dịch bình quân phiên tăng 1.270 tỉ đồng, tương đương 26,3% so với tuần trước.

screen-shot-2023-10-21-at-85813-pm-16979006678271557235737.png

Biến động giá ngành tuần (ngày 16 đến ngày 20-10) - Dữ liệu: SHS

Bộ phân phân tích Chứng khoán SHS nhận định với diễn biến giảm điểm áp đảo (4 phiên giảm, 1 phiên tăng), nhiều nhóm cổ phiếu đã luân phiên chịu áp lực bán mạnh và chỉ bắt đầu hồi phục tốt trở lại phiên cuối tuần.

Trong đó nhóm cổ phiếu bất động sản mặc dù phục hồi tốt trong phiên cuối tuần nhưng vẫn điều chỉnh mạnh nếu tính cả tuần như DIG của Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển Xây dựng (-14,14%); DRH của DRH Holdings (-13,62%); NHA của Nhà và Đô thị Nam Hà Nội (-12,68%); VPH của Vạn Phát Hưng (-12,26%); NTL của Phát triển Đô thị Từ Liêm (-11,71%)...

Ngược chiều cả nhóm có NBB của Năm Bảy Bảy tăng tích cực (+10,26%).

Cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng ra sao?

Không chỉ bất động sản, nhóm dịch vụ tài chính, chứng khoán cũng gây thất vọng tuần qua khi nhiều mã chịu áp lực bán mạnh, thanh khoản gia tăng trên mức trung bình.

Cụ thể có CTS của Chứng khoán ngân hàng Công thương (-15,69%); AGR của Chứng khoán Agribank (-13,86%), FTS của Chứng khoán FPT (-12,68%), VCI của Vietcap (-12,03%), TVS của Chứng khoán Thiên Việt (-9,65%), MBS của Chứng khoán MB (-9,61%)...

Nhiều cổ phiếu ngân hàng cũng chịu áp lực điều chỉnh nhưng phân hóa và tích cực hơn so với thị trường chung khi có những mã tăng giá so với tuần trước.

Chẳng hạn như cổ phiếu LPB của Ngân hàng Bưu điện Liên Việt (+2,46%), EIB của Eximbank (+1,43%), HDB của HDBank (+0,85%), CTG của Vietinbank (+0,34%)...

Một số cổ phiếu áp lực bán không lớn như MSB của Ngân hàng Hàng hải (-6,81%), NVB của Ngân hàng Quốc dân (-5,83%), VIB (-5,17%), BID của BIDV (-4,71%)...

Các nhóm ngành khác hầu hết đều có diễn biến kém tích cực trong tuần, với áp lực bán mạnh và chỉ phục hồi tốt khi thị trường vào vùng quá bán ngắn hạn, theo SHS.

Thị trường với xu hướng tăng - giảm chưa rõ ràng, bởi vậy nhiều nhà đầu tư vẫn tỏ ra khá phân vân trong việc quyết định đầu tư. Minh chứng thanh khoản vẫn thấp, lực cầu bắt đáy còn yếu, nhiều nhà đầu tư vẫn tiếp tục quan sát.

Với diễn biến vừa qua, một số ý kiến cho rằng, việc cổ phiếu giảm giá nhanh có thể làm xuất hiện cơ hội giải ngân cho nhà đầu tư.

Một số đơn vị phân tích thị trường chứng khoán thận trọng hơn khi khuyến nghị nhà đầu tư nên duy trì trạng thái nắm giữ, hạn chế mua mới trước khi tín hiệu đảo chiều được xác nhận.

Trong khi đó thị trường vẫn chờ đợi những tin tức kết quả kinh doanh quý 3 của các doanh nghiệp niêm yết với kỳ vọng lợi nhuận doanh nghiệp cải thiện do chính sách lãi suất thấp thời gian qua, cũng như các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020