Chuyên mục  


861a5108640a1684800x800ar-1734193382959-17341933833991277676734.jpg

Trong lộ trình đầu tiên, chỉ có các nguồn NLTT, như gió và mặt trời, và hệ thống pin tích trữ năng lượng tham gia vào hệ thống điện. Ở lộ trình thứ hai, các nhà máy điện linh hoạt, với khả năng thay đổi công suất nhanh để hỗ trợ cân bằng khi NLTT không ổn định, cũng sẽ được bổ sung vào hệ thống.

Việt Nam đã cam kết đạt Net zero vào năm 2050, và là quốc gia dẫn đầu khu vực về phát triển NLTT. Nghiên cứu mô phỏng hệ thống điện Việt Nam của Wärtsilä vào năm 2022, được công bố trong bản báo cáo Tái định hình ngành Năng lượng tại khu vực Đông Nam Á, cho thấy việc chuyển đổi sang một hệ thống điện trung hoà các-bon vào năm 2050 có thể giúp Việt Nam tiết kiệm khoảng 26 tỷ euro mỗi năm.

Nghiên cứu cũng chỉ ra cho mỗi GW công suất các nguồn NLTT, hệ thống sẽ cần khoảng 150 MW công suất điện linh hoạt để đảm bảo tính ổn định.

Mô phỏng hệ thống điện toàn cầu mới nhất cũng cho thấy xu hướng tương tự. Một hệ thống điện sử dụng nguồn phát điện linh hoạt có những lợi thế đáng kể khi xét đến cả giảm chi phí và phát thải CO₂. Mô phỏng chỉ ra rằng lộ trình này sẽ tiết kiệm khoảng 65 nghìn tỷ euro vào năm 2050 so với lộ trình chỉ bao gồm NLTT. Mức tiết kiệm này đạt trung bình 2,5 nghìn tỷ euro mỗi năm, tương đương với hơn 2% GDP toàn cầu năm 2024.

Báo cáo nêu rõ sự hỗ trợ của các nhà máy điện linh hoạt sẽ giúp tối đa hoá hiệu quả của NLTT, và là chìa khoá để mở rộng quy mô NLTT.

Các kết quả chính của báo cáo  

1. Giảm chi phí: Nghiên cứu cho thấy, so với lộ trình chỉ sử dụng NLTT kết hợp với hệ thống lưu trữ, việc triển khai các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng chi phí cho các hệ thống điện tương lai tới 42%, tương đương 65 nghìn tỷ euro.

2. Giảm lượng phát thải: Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt có thể giúp giảm tổng lượng phát thải CO₂ của ngành điện trong giai đoạn từ nay đến năm 2050 tới 21% (tương đương 19 tỷ tấn), so với lộ trình chỉ sử dụng NLTT và hệ thống lưu trữ. 3. Giảm lãng phí năng lượng: Mô phỏng cho thấy tích hợp các nhà máy điện linh hoạt giúp tối ưu hóa hệ thống điện, nhờ đó giảm đến 88% NLTT bị lãng phí do bị cắt giảm công suất vào năm 2050 so với lộ trình còn lại. Trên tổng thể, có thể tránh cắt giảm tổng cộng 458.000 TWh, đủ để cung cấp điện cho toàn thế giới (dựa trên mức tiêu thụ điện hiện tại) trong hơn 15 năm. 4. Giảm công suất NLTT và diện tích đất sử dụng: Việc tích hợp các nhà máy điện linh hoạt giúp giảm một nửa công suất NLTT lắp đặt mới và diện tích đất sử dụng cần thiết để đạt trung hoà các-bon.

Ông Anders Lindberg , Chủ tịch mảng Năng lượng kiêm Phó Chủ tịch Cấp cao, Tập đoàn Wärtsilä, cho biết:

“Mặc dù tỷ trọng NLTT trong hệ thống điện đang lớn hơn bao giờ hết, nhưng chỉ NLTT thì không đủ. Nghiên cứu mô phỏng của chúng tôi chỉ ra rằng nguồn linh hoạt là cần thiết để đạt một tương lai năng lượng sạch.

“Chúng ta cần hành động ngay bây giờ để tích hợp nhiều các loại hình công nghệ cân bằng phù hợp với hệ thống điện. Điều này cũng có nghĩa nhanh chóng loại bỏ dần các nhà máy điện kém linh hoạt và chuyển sang nhiên liệu bền vững. Các nhà máy điện linh hoạt là yếu tố quan trọng hỗ trợ việc tăng tỷ trọng NLTT.”

Các công nghệ linh hoạt khác nhau có những vai trò khác nhau trong hệ thống điện. Trong khi hệ thống pin tích trữ năng lượng cung cấp cân bằng theo cấp độ giây và phút, các nhà máy điện linh hoạt sử dụng động cơ đốt trong dạng píttông (Reciprocating Internal Combustion Engine – RICE) có thể xử lý các biến động cấp độ theo giờ, theo ngày và thậm chí theo mùa.

Nguồn điện linh hoạt đã được ghi nhận trong cơ cấu nguồn điện của Quy hoạch điện VIII bắt đầu với 300 MW từ nay tới trước năm 2030 và tăng lên đáng kể tới 46.200 MW trong giai đoạn trước năm 2050. Bây giờ điều cần thiết là đảm bảo triển khai kế hoạch thực hiện cũng như xây dựng các cơ chế thị trường phù hợp để hỗ trợ cho việc triển khai các công nghệ này.

Báo cáo cho rằng, các hành động dứt khoát từ toàn bộ hệ sinh thái ngành điện là tối quan trọng cho quá trình chuyển đổi năng lượng chi phí thấp và phát thải thấp theo Thoả thuận Paris. Thay vì chỉ tập trung vào việc đẩy nhanh phát triển năng lượng tái tạo, cần có cách tiếp cận toàn diện ở cấp độ hệ thống khi lập quy hoạch và đầu tư vào hệ thống điện.

“Việt Nam đang thể hiện sự cam kết mạnh mẽ của mình đối với mục tiêu Net zero vào năm 2050. Điều quan trọng bây giờ là đảm bảo Quy hoạch Điện VIII được triển khai một cách kịp thời. Việc tăng tỷ trọng NLTT cùng với nguồn phát điện linh hoạt để cân bằng hệ thống điện là thiết yếu trong thập kỷ tới giúp Việt Nam đạt được mục tiêu đã đề ra.” Ông Phạm Minh Thành, Giám đốc Quốc gia Việt Nam, mảng Năng lượng, Tập đoàn Wärtsilä, chia sẻ.

Tin 24H

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020