Chuyên mục  


Trường mầm non Hanazono / HIBINOSEKKEI + Youji no Shiro. Ảnh © Studio Bauhaus

Do đó, bộ ba không gian – kiến trúc – trải nghiệm người dùng cũng phải được cân nhắc, vì trẻ em có nhu cầu khác nhau, quá trình đồng hóa và thay đổi trong chúng diễn ra song song. Ví dụ trong xã hội học, quá trình xã hội hóa cơ sở – còn gọi là giai đoạn sơ sinh – đóng vai trò bồi dưỡng trí tuệ và thói quen xã hội, bắt đầu từ 0 tới 6 tuổi, để hình thành những quan niệm xã hội, đạo đức và hành vi trong tính cách trẻ.

Nghiên cứu cho biết, một em bé được sinh ra với khoảng 100 tỉ nơ-ron thần kinh, hình thành một triệu tỷ mối liên kết trong não, tức nhiều gấp năm lần não bộ của một người trưởn thànhg. Trong số này, có khoảng 80 tỷ sẽ biến mất ngay, vì từ khi còn là thai nhi, em bé đã bắt đầu hình thành các kết nối này – các khớp thần kinh – và các tế bào không được sử dụng sẽ chết. Tức là, giai đoạn sơ sinh là giai đoạn phát triển thần kinh chính trong toàn bộ vòng đời, có thể tác động đáng kể tới tâm lí và thể chất trong giai đoạn trưởng thành. Thật sai lầm khi tập trung đầu tư giáo dục ở giai đoạn trưởng thành, chúng ta nên bắt đầu ngay sau khi sinh.

NUBO / PAL Design. Ảnh © Michelle Young, Amy Piddington

Những năm vừa qua, các tổ chức nghiên cứu thế giới đã hỗ trợ đầu tư vào giáo dục trẻ em trong cả khu vực công và tư nhân. Ngành kiến trúc cũng đã đề ra nhiều dự án phối hợp với các phương pháp giáo dục.

Khu vực giáo dục tư nhân đã nhắm tới mục tiêu phát triển doanh nghiệm có ảnh hưởng xã hội nhằm tìm phương pháp giáo dục trẻ em sử dụng các kĩ năng và công cụ trí tuệ.

Trong tạp chí Veja São Paulo, Helena Galante và Mariana Rosário nhấn mạnh: bốn ngôi trường mới với phương pháp giảng dạy quốc tế và/hoặc hiện đại đã/và sẽ được khánh thành tại Sau Paulo, Brazil trong năm 2018 – Beacon School, Colégio Renascença, Concept School và Red House.

Trường mẫu giáo Hakusui / Yamazaki Kentaro Design Workshop. Ảnh: Yamazaki Kentaro Design Workshop

Trong lĩnh vực công, một số kiến trúc sư từ mọi miền thế giới đã kí hợp đồng dự án phát triển trường học, tập trung vào thiết kế không gian các khu vực giáo dục.

Khi nghĩ tới một trường học hoặc một lớp học, chúng ta thường lập tức nghĩ tới mô hình truyền thồng với các dãy bàn, bảng đen và giáo viên đang giảng bài. Tuy nhiên, có khi nào bạn tự hỏi tại sao hầu hết các trường học trên thế giới đều áp dụng mô hình này không? Mô hình ‘hiện tại’ lại không hề hiện đại, nó ít nhất cũng 300 tuổi. Vậy tại sao chúng ta vẫn cứ thiết kế không gian y đúc thế kỉ 19?

Thời gian đã trôi qua, nhưng mô hình vẫn như cũ, và đó không phải lựa chọn tốt nhất. Phương pháp giảng dạy đã thay đổi, nhưng chỉ một phần nhỏ của các dự án được thực hiện. Với sự ra đời của các phương pháp giảng dạy thay thế như lớp học đảo ngược, giáo dục toàn diện, kiến tạo, Waldorf, v.v… các bài giảng đã được mở rộng.

Mục đích chung là tạo ra một thiết kế không chỉ phù hợp với công thái học ở trẻ nhỏ, mà còn biến chúng thành đồng tác giả bằng cách cấu hình lại không gian, mở rộng bố cục, và tạo dựng thiết kế để phát triển hệ thống vật lí, trí tuệ và tâm lí.

Trường Alto de Pinheiros / Base Urbana + Pessoa Arquitetos. Ảnh © Pedro Vannucchi

Các dự án này không chỉ là công cụ giáo dục, mà còn đưa ra các giải pháp khả thi trong phát triển xã hội.

Một chủ đề liên quan khác là giáo dục bình đẳng cho mọi đối tượng, bao gồm cả trẻ em nghèo khó. Phong trào này đã góp phần tạo ra những cấu trúc khéo léo trong giáo dục, ví dụ như xây dựng trường học nổi từ kĩ thuật bản địa. NLÉ Architects đã xây dựng được trường nổi Makoko, nhưng thật không may, ngôi trường này đã bị thiên tai phá hủy.

Trường nổi Makoko / NLÉ Architects

Khi còn nhỏ, kiến trúc sư nổi tiếng Francis Kéré đã phải đi bộ 40 km để đến được ngôi trường ở ngôi làng gần nhất tại Burkina Faso. Ngôi trường này có ánh sáng và thông gió kém. Sau khi học tập tại một trường đại học ở châu Âu, Kéré quyết định tận dụng kiến thức của mình để xây dựng Trường Tiểu học Gando ngay tại quê nhà.

Như đã nói, các dự án giáo dục đang được phát triển theo các phương pháp cụ thể, với hi vọng cung cấp môi trường tốt nhất cho thế hệ tiếp theo.

Tại Brazil đã xây dựng Trường Ước Nguyện, 1 cơ sở giáo dục song ngữ và toạn diện với quan điểm ‘con người là một thể thống nhất’. Họ tin rằng “thể chất, cảm xúc, xã hội, văn hóa, thân thể, sáng tạo và trực giác cũng quan trọng không kém tư duy.”

Quá trình thiết kế được giáo viên và sinh viên hợp tác tham gia. Bốn kiến trúc sư đã bàn luận riêng các chủ đề khác nhau liên quan tới không gian với các nhóm trẻ em, giáo viên, điều phối viên và nhân viên bảo trì, giúp họ hiểu được “các vấn đề thực tế và chức năng, những kì vọng về giác quan, đôi khi trừu tượng đôi khi cụ thể, đôi khi phi thực tế đôi khi có khả thi.”

Trường Ước Nguyện / grupo garoa. Image © Pedro Napolitano Prata

Họ chỉ ra rằng, ”kế hoạch là một khu đất được kiến tạo nhờ mở rộng và kí kết khác khu vực có đường biên mập mờ có thể vượt qua, cho phép trí tưởng tượng bay xa, vì trẻ em là đối tượng năng động. Những địa điểm chỉ có việc đến và đi như hành lang không hề tồn tại. Tất cả đều là lớp học mở rộng. Do đó, để đi từ điểm này tới điểm kia có rất nhiều con đường và hướng đi khác nhau, có thể chọn nơi gặp gỡ và nơi không gặp.” Ngoài a, các bức tường có thể di chuyển và biến thành các lớp học hoặc lối lưu thông.

Một dự án khác là trường mẫu giáo Els Color ở Barcenola được RCR Arquitectes xây dựng. Những gam màu tươi sáng được thiết kế tinh tế để mài sắc nhận thức thị giác của trẻ.

Nguồn: Archdaily | Biên dịch: HD

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020