Chuyên mục  


Một khu hỏa táng cho động vật nhưng được thiết kế độc đáo, tinh tế như một một tác phẩm nghệ thuật, tôn vinh vẻ đẹp của thiên nhiên.

Thông tin dự án

  • Văn phòng kiến trúc: Petr Hajek Architekti
  • Diện tích: 250 m²
  • Năm hoàn thành: 2020
  • Hình ảnh: Radek Úlehla, Benedikt Markel

Thuyết minh của KTS

Khu phòng không Drnov từng được xây dựng để bảo vệ thủ đô Prague và nằm cách thủ đô 1 giờ lái xe. Hiện nay, nơi đây là địa điểm tham quan nổi tiếng cho người dân và dùng làm mô hình hầm trú ẩn cho một bảo tàng quân sự.

Khu phức hợp dưới lòng đất được bao quanh bởi nhiều hầm trú ẩn nhỏ hơn và có một khu trưng bày sản phẩm công nghệ. Phần còn lại, các nhà đầu tư quyết định làm thành khu hoả táng cho động vật và đặt tên là “Věčná loviště” (Khu săn bắn).

Phong cảnh nơi đây sẽ quyến rũ bạn từ cái nhìn đầu tiên. Vì trước kia nơi đây từng là khu quân sự nên thiên nhiên xung quanh hầu như không bị tác động nhiều bởi con người. Những bụi rậm và cây như đan xen vào nhau, vươn lên để đón ánh nắng và gió.

Chúng tôi đã xem xét rất kỹ nhằm tìm ra giải pháp để bảo tồn nguyên trạng bối cảnh nơi đây. Qua đó, các KTS quyết định đặt một chiếc gương với rất nhiều hình lục giác nhỏ. thông qua sự phản chiếu, vẻ đẹp thiên nhiên như được tôn vinh thêm và có cảm giác như chiếc gương là một phần không thể thiếu; kết quả là dự án này giống một tác phẩm nghệ thuật hơn là một công trình kiến trúc. Nhưng không có gì là tình cờ, thiết kế được lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Anish Kapoor và Richard Serra. Bức tường kính là tâm điểm chú ý của công trình, bức tường cao 6m, dài 11m và lò hỏa táng được đặt phía sau bức tường.

Mỗi người khi nhìn vào chiếc gương sẽ không thấy mình ở hiện tại mà như được phản chiếu các hình ảnh trong quá khứ. Họ nghiền ngẫm và nhớ lại những kỷ niệm đã qua. Lý do là những chiếc gương không phản chiếu lại 100% hình ảnh, mỗi chiếc gương hình lục giác có độ dày và góc nghiêng khác nhau, tạo ra một bức tranh như có sự chuyển động, nhấp nháy. Đôi khi không thể diễn tả hay nhìn thấy rõ từ bên ngoài mà phải đến tận nơi để cảm nhận bầu không khí ở đây. Bức tường như một biểu tượng ăn nhập với bối cảnh và tạo thêm cảm giác huyền bí cho công trình.

Khu hỏa táng đặt phía sau bức tường và nằm dưới lòng đất. Những kết cấu phù hợp với không gian sẽ được giữ lại, công trình sẽ ngăn chia thêm phòng dựa theo yêu cầu và sẽ phá vỡ một phần tường để tạo lối đi bên hông. Khi mới bước vào bên trong, khách tham quan sẽ đến khu vực sảnh, quầy tiếp tân và một dãy ghế bằng gỗ, phòng dịch vụ phía sau quầy tiếp tân, sử dụng cửa kính để mọi người có thể quan sát bên trong. Từ sảnh, bạn có thể tiếp cận phòng dành cho khách và phòng trưng bày. Phòng trưng bày là một khối hộp hình vuông và sử dụng cửa gỗ. Phòng thiết bị công nghệ sẽ có lối đi riêng, ngăn cách với khu tham quan và đặt sâu bên trong.

Công trình sử dụng các vật liệu với giá thành hợp lý và dễ thi công. Khu vực giếng trời sử dụng tấm nhựa polycarbonate. Những chiếc gương hình lục giác được bọc kim loại, dán thủ công và có một cánh cửa giấu sau bức tường kính đó. Đồ nội thất, cửa đi và các chi tiết gỗ khác được làm từ ván ép plywood. Các bức tường bên trong được phủ lớp sơn màu trắng tinh tế. 

Xen thêm hình ảnh:

Biên dịch | Hoàng Anh (Nguồn: Archdaily)

XEM THÊM:

  • Chiếc “hòm sống” bảo tồn san hô tại Australia | Contreras Earl Architecture
  • Đài quan sát biển có hình dạng như một chú cá voi khổng lồ trồi lên mặt nước
  • 7 nhà thờ bê tông hồi sinh kiến ​​trúc thô mộc

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020