Chuyên mục  


Với thiết kế đơn giản, cùng những đường nét uốn cong tinh tế, chiếc Thonet 209 được Le Corbusier – một trong những người đặt nền móng cho sự phát triển của trào lưu Kiến trúc hiện đại của thế kỷ 20 – đánh giá “hiện đại như kiến trúc của ông”.

Lịch sử ghế Thonet

Thonet 209

Thonet được sáng tạo bởi Michael Thonet – ông cố của Philipp Thonet vào năm 1819, và chiếc ghế 209 đầu tiên được sản xuất vào đầu thế kỷ 20.

Chiếc ghế gỗ uốn cong là món đồ yêu thích của Le Corbusier – người đã sử dụng nó trong nhiều công trình của mình. 

Đặc điểm Thonet 209

Theo truyền thống, ghế 209 được làm từ 6 mảnh gỗ sồi (hoặc gỗ ash) với mặt ngồi bằng mây. Thonet cũng sản xuất một phiên bản ghế có đệm ngồi và năm nay đã thử nghiệm bọc nó bằng một vật liệu mới bởi công ty sàn Bolon.

Philipp Thonet nói trong bộ phim được quay tại nhà máy của Thonet ở Frankenberg, Đức: “Vì phần tựa lưng bị uốn cong, chiếc Thonet 209 là một sản phẩm rất mất công sức và giá trị, nó thực sự là một tác phẩm của Nghệ thuật và Thủ công.

NTK Michael Thonet

Michael Thonet 

Michael Thonet (2/7/1796 – 3/3/1871) là một thợ làm tủ người Đức gốc Áo, nổi tiếng với việc phát minh ra đồ nội thất bằng gỗ uốn cong.

Ông là con trai của thợ thuộc da bậc thầy Franz Anton Thonet ở Boppard. Theo học nghề thợ mộc, Thonet trở thành một thợ làm tủ độc lập vào năm 1819. Một năm sau, ông kết hôn với Anna Grahs và cùng có bảy con trai, sáu con gái. Tuy nhiên, chỉ có năm người con trai sống sót sau thời thơ ấu.

Vào những năm 1830, Thonet bắt đầu cố gắng làm đồ nội thất từ ​​những thanh gỗ được dán và uốn cong. Thành công đầu tiên của ông là chiếc Bopparder Schichtholzstuhl (ghế gỗ Boppard) vào năm 1836.

Thonet đã có được tự chủ đáng kể bằng cách mua lại Michelsmühle, nhà máy sản xuất keo – để hỗ trợ quá trình sản xuất, vào năm 1837. Tuy nhiên, nỗ lực của ông để được cấp bằng sáng chế cho công nghệ này thì đã thất bại ở Đức (1840) cũng như ở Anh, Pháp và Nga (1841). 

Bước đột phá quan trọng của Thonet là thành công của ông trong việc tạo ra loại gỗ nhẹ, khỏe được uốn thành các hình dạng cong, duyên dáng bằng cách tạo hình gỗ trong hơi nước nóng. Điều này cho phép ông thiết kế đồ nội thất hoàn toàn mới lạ, thanh lịch, nhẹ, bền và thoải mái, hấp dẫn mạnh mẽ đối với thời trang. 

Đây là một sự khác biệt hoàn toàn với những thiết kế chạm khắc nặng nề của quá khứ – và những sản phẩm của ông vẫn còn sức hấp dẫn về mặt thẩm mỹ và chức năng cho đến ngày nay.

Xem thêm ảnh:

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

Ghế Thonet 209 - Biểu tượng của chủ nghĩa hiện đại

XEM THÊM:

  • 12 chiếc ghế hiện đại nổi tiếng
  • 12 mẫu thiết kế ghế ngoài trời sáng tạo gây ấn tượng cho khách tham quan
  • Charlotte Perriand – nữ thiết kế phi thường

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020