Chuyên mục  


Trong một thập kỷ trở lại đây, công nghệ có sự phát triển vô cùng mạnh mẽ và đã tác động to lớn đến ngành công nghiệp truyền thông - giải trí. Nhịp sống hối hả, sự thay đổi mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã khiến gen Z dần tiếp nhận những thông tin truyền thông, mạng xã hội mang tính kích thích thị giác hơn. Xu hướng tất yếu đó của thời đại đòi hỏi những Graphic Designer buộc phải tự thay đổi chính mình, hoặc là nâng cấp kỹ năng của bản thân, dấn thân vào thế giới đồ họa 3D và VFX để tiếp tục theo nghề, hoặc là bỏ lỡ cơ hội nắm bắt xu hướng và nhìn AI (Trí tuệ nhân tạo) lấy đi công việc của mình.

Vậy những Designer sẽ phải thay đổi ra sao? Cơ hội và thách thức nào đang chờ đợi những nhà thiết kế sắp dấn thân vào ngành công nghiệp 3D, VFX và Game? Là đơn vị đi đầu trong lĩnh vực đào tạo Mỹ thuật Đa phương tiện và sớm nắm bắt xu hướng dịch chuyển công nghệ truyền thông - giải trí từ 2D sang 3D, Arena Multimedia đã có cuộc trao đổi thú vị với anh Nguyễn Tiến Huy - Group CEO @ Pencil Group, người có 15 năm kinh nghiệm trong đa dạng các lĩnh vực kinh tế số, từ phần mềm, quảng cáo cho đến tư vấn chiến lược. Nếu đang băn khoăn trước những biến chuyển to lớn trong lĩnh vực truyền thông - giải trí, hãy đọc qua những chia sẻ của anh Huy về xu hướng "tiêu thụ" nội dung giải trí hiện nay, cũng như nhận định của anh về nhu cầu tuyển dụng nhân sự ngành 3D & VFX và Game trong tương lai nhé.

z-1715653111816805907965.jpeg

Nhìn lại quá trình phát triển của ngành công nghiệp truyền thông - giải trí tại Việt Nam trong vòng 10 năm trở lại đây, anh nhận thấy xu hướng "tiêu thụ" nội dung giải trí có những thay đổi như thế nào?

Thông thường, chúng ta thường nghĩ rằng do nhu cầu tiếp nhận thay đổi thì hành vi của chúng ta thay đổi theo. Thế nhưng, thực tế chính công nghệ - vốn đã làm quá tốt trong việc truyền tải thông tin - đã góp phần tác động không nhỏ đến nhu cầu "hấp thụ" nội dung của người dùng.

Một trong những ví dụ có thể kể đến là các nền tảng chia sẻ video ngắn như: Tik Tok, YouTube Short, Reels Facebook,... đã tạo cho chúng ta thói quen xem rất nhiều video ngắn bằng điện thoại. Tuy nhiên, tôi cho rằng chúng ta rồi vẫn sẽ quay trở lại với những video dài hơn, những nội dung "kỳ quặc" cũng sẽ chuyển sang những nội dung tri thức và có chiều sâu hơn. Với vai trò là những nhà sáng tạo nội dung, chúng ta có thể nhìn nhận được những bước tiếp theo của sự phát triển đó để chuẩn bị cho những nhánh nội dung mang chiều sâu, có visual ấn tượng và dài hơn.

Theo anh, những động lực nào đã thúc đẩy và tạo điều kiện cho sự thay đổi này?

Như đã đề cập ở trên, đầu tiên là công nghệ. Kế đến, tôi nghĩ các nhà quản lý sẽ là yếu tố vĩ mô có sức ảnh hưởng lớn. Họ là những người thường xuyên quan sát sự dịch chuyển của các nền tảng công nghệ và tác động của nó đến văn hoá xã hội. Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch sẽ có những định hướng và từ đó ta biết nền tảng sẽ có sự điều chỉnh. Theo thời gian họ sẽ phải đi theo một khung nào đó để giúp văn hoá xã hội phát triển tốt đẹp hơn.

Yếu tố thúc đẩy thứ ba chính là sự phát triển của các đơn vị đào tạo về Thiết kế như Arena Multimedia hay những nơi đào tạo về Content, Copywriting,... Điều này góp phần tạo ra một lượng nội dung lớn hơn bởi vì chúng ta có nhiều Content Creator lẫn Designer - những người góp công sức lớn trong việc xây dựng nội dung trên các nền tảng.

Anh đánh giá như thế nào về xu hướng phát triển của việc lồng ghép và sử dụng các kỹ thuật 3D, hiệu ứng hình ảnh bắt mắt, khả năng tương tác trong các chiến dịch truyền thông của các nhãn hàng?

Tôi nghĩ rằng cả thế giới này rồi sẽ dịch chuyển về 3D. Chúng ta sẽ có một đời sống của thế giới thực và thế giới ảo được kết nối mạnh mẽ. Ví dụ như hiện nay đã có công nghệ Augmented Reality (Thực tế ảo tăng cường) hoặc công nghệ Virtual Reality (Thực tế ảo), cho phép người dùng "đặt chân" trong một không gian hoàn toàn khác chỉ với một chiếc kính. Công nghệ 3D có thể ứng dụng vào hàng loạt lĩnh vực như văn phòng, giải trí, gaming, điện ảnh,... sau đó là tất cả các nền tảng kết nối con người như mạng xã hội.

z-17156531133791300265080.jpeg

Truyền thông đa phương tiện là lĩnh vực ngày càng phát triển mạnh mẽ khi các khía cạnh như kỹ xảo hình ảnh (VFX), công nghệ 3D mapping, AR/VR, Realtime,... phát triển. Vậy việc sản xuất nội dung truyền thông với đa dạng kỹ xảo, hiệu ứng 3D mãn nhãn sẽ tác động như thế nào đến người tiêu dùng và cách họ tiếp nhận nội dung?

Những công nghệ mới như ứng dụng 3D, VFX sẽ giúp cho việc hiển thị sản phẩm trở nên gần gũi và sát với thực tế hơn. Điểm quan trọng thứ hai chính là nội dung truyền thông phải hay và thú hút được sự chú ý. Theo đó, các công nghệ như AR, VR sẽ tạo nên điểm nhấn để giúp người tiêu dùng dễ ghi nhớ hơn. Điều này cũng sẽ dẫn đến việc "chi tiền" quảng cáo trở nên có hiệu quả.

Trong bối cảnh xu hướng truyền thông - giải trí có sự dịch chuyển như hiện nay, nhân sự ngành 3D, VFX & Game nên thay đổi thế nào để đáp ứng nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp?

Chúng ta thấy rằng AI đã có thể xử lý rất nhiều công việc mà vốn dĩ chúng ta phải làm một cách lặp đi lặp lại, thậm chí AI có thể sáng tạo nội dung hay thiết kế hình ảnh,... Vậy nên nguồn nhân lực chắc chắn phải "dịch chuyển" để có được mindset - skillset - toolset phù hợp với "thế giới AI" này. Tôi cho rằng AI không thể thay thế được những người sáng tạo, nhưng những người làm sáng tạo cần biết sử dụng AI để cải thiện hiệu suất làm việc của mình tốt hơn. Tôi nghĩ những bạn ở cấp bậc junior sẽ nhanh chóng trở thành một nhân sự cấp cao khi có được tư duy đúng và biết liên tục học hỏi những kỹ năng mới.

Theo anh, các bạn trẻ nên có thái độ và cách tiếp cận thế nào đối với cơ hội và thách thức sẽ chờ đợi mình khi bước vào ngành công nghiệp sản xuất nội dung giải trí?

Các bạn trẻ nên có cho mình tư duy lãnh đạo sáng tạo (Creative Leadership). Điều này có nghĩa là các bạn phải hình thành từ trong tư duy của mình một sự chủ động học hỏi, có góc nhìn hài hòa giữa việc kết nối con người với con người và con người với công nghệ, để từ đó tạo ra sản phẩm sáng tạo một cách tốt nhất. Hiện nay có không ít người chỉ mải mê hợp tác với AI mà bỏ qua năng lực, sự kết nối và thấu cảm - điều làm nên giá trị cốt lõi của mỗi chúng ta. Với tôi, tư duy lãnh đạo sáng tạo bắt đầu bằng việc làm thế nào để có được khả năng thấu cảm và kết nối mọi người với nhau, sau đó mới đến việc ứng dụng công nghệ để hình thành nên sản phẩm phù hợp với ý tưởng của mình.

Cảm ơn anh Nguyễn Tiến Huy đã dành thời gian để chia sẻ nhiều thông tin bổ ích cũng như những góc nhìn thú vị xoay quanh những thay đổi trong ngành Sáng tạo! Mời các bạn đọc thêm bài phỏng vấn đầy đủ tại đây.

z-17156531134482010175157.jpeg

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020