Chuyên mục  


Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT, thí sinh cần ôn tập kỹ lưỡng cho câu 2, phần làm văn (nghị luận văn học) bởi chiếm đến một nửa số điểm của bài thi. Thông thường, đề bài câu nghị luận văn học thường có hai dạng chính: Nêu cảm nhận hoặc phân tích một đoạn thơ; câu hỏi văn xuôi (phân tích, nêu cảm nhận về tình huống truyện, nhân vật, chi tiết truyện...).

Kiến thức và phạm vi đề thi phần nghị luận văn học về phân tích, cảm nhận một đoạn thơ chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Để phân hóa năng lực và đánh giá học sinh hiệu quả, năm 2021 cấu trúc đề thi sẽ có thêm phần câu hỏi phụ chiếm 0,5-1 điểm, là một vấn đề nâng cao của tác phẩm.

Các tác phẩm thơ lớp 12 cần nắm vững bao gồm: Tây Tiến (Quang Dũng); Việt Bắc (Tố Hữu); Đất Nước (Nguyễn Khoa Điềm); Sóng (Xuân Quỳnh).

Lập dàn ý chung là thao tác quan trọng để làm bài đúng trọng tâm, xác định trúng vấn đề, tránh viết lan man. Sườn dàn ý một bài phân tích hoặc cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ như sau:

KI-NANG-PHAN-TICH-THO-da-chuye-6479-4021-1619857704.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=DJR3YAeDxartxwgiR2GarQ
KI-NANG-PHAN-TICH-THO-da-chuye-8884-5338-1619857705.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=qqEv27uInH4eN_Q1bXFswg

Với phần câu hỏi phụ, thí sinh trả lời với dung lượng 7-10 dòng sau khi phân tích đoạn thơ theo yêu cầu của đề bài.

Ví dụ:

Phân tích đoạn thơ mở đầu bài thơ Việt Bắc của Tố Hữu. Từ đó, nhận xét tính dân tộc được thể hiện trong đoạn thơ.

"Mình về mình có nhớ taMười lăm năm ấy thiết tha mặn nồngMình về mình có nhớ khôngNhìn cây nhớ núi nhìn sông nhớ nguồnTiếng ai tha thiết bên cồnBâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước điÁo chàm đưa buồi phân liCầm tay nhau biết nói gì hôm nay".

Gợi ý làm dàn ý như sau:

phan-tich-tho-1-3938-1619857705.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=eqh2Fr8Yw1ATeBNxNLEZLA
phan-tich-tho-2-4173-1619857705.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=LEkIArJmwGImm13UlDPpOw
phan-tich-tho-3-7180-1619857705.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=x3zT2HsJrrVLmeu9HWPWMA

Khi ôn tập Ngữ văn phần nghị luận văn học, học sinh cần nắm vững kiến thức cơ bản sau: Thông tin về tác giả; hoàn cảnh ra đời của tác phẩm; thể thơ, vần, nhịp, giọng điệu của bài thơ; ngôn ngữ được sử dụng (ngôn ngữ bình dân hay ngôn ngữ bác học...); bố cục của bài thơ.

Sau khi có cái nhìn bao quát nhất về tác phẩm, các em cần chuẩn bị thông tin sau trước khi tiến hành viết bài: Thuộc thơ và nắm được nội dung chính của tác phẩm; dụng ý nghệ thuật của tác phẩm trong việc thể hiện giá trị nội dung; hình dung một số tác phẩm cùng chủ đề để so sánh, làm bật lên nội dung chính cũng như điểm khác biệt của tác phẩm.

Khi làm bài, thí sinh cần đảm bảo cấu trúc của bài văn nghị luận: Mở bài giới thiệu được vấn đề; thân bài triển khai được vấn đề; kết bài khái quát được vấn đề. Như các dạng bài nghị luận khác, các em cần xác định đúng vấn đề cần nghị luận để đi đúng trọng tâm. Thí sinh cần tránh diễn xuôi khi phân tích thơ mà phải chia thành nhiều đoạn văn, chỉ ra hình ảnh, nghệ thuật từ đó phân tích nội dung.

Trong bài viết, các em thể dùng thêm hình ảnh liên hệ tuy nhiên chỉ chọn lọc dẫn chứng đắt giá nhất, tránh cho quá nhiều vào bài làm khiến bài viết loãng ý và lan man. Những em có cách đạt mới mẻ, thể hiện suy nghĩ sâu sắc về vấn đề nghị luận có thể được điểm cộng. Thời gian làm bài cho câu này 70-80 phút.

thi-tn-thpt-9163-1619857705.jpg?w=680&h=0&q=100&dpr=1&fit=crop&s=MJj0a7zIksMSFytL75L_kQ

Thi sinh ôn bài trước giờ thi Văn, kỳ thi tốt nghiệp THPT tại điểm thi trường THPT Nguyễn Hữu Huân, TP HCM tháng 8/2020. Ảnh: Quỳnh Trần.

Hồ Ái Linh

>>Xem điểm chuẩn năm 20202 của hơn 200 đại học

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020