Chuyên mục  


Anh Tùng tốt nghiệp trường đại học đầu tiên vào năm 2009. Tuy nhiên, trong quá trình học, anh luôn trăn trở về niềm đam mê công nghệ. Nam sinh năm ấy thường tự mày mò làm website cho cộng đồng sinh viên, từ đó, nung nấu ý định chuyển sang học Trường Đại học FPT.

"Thời sinh viên còn nhiều rào cản nên tôi không chuyển trường. Thế nhưng, sau một năm đi làm, tôi nhận thấy mình không thể làm tốt công việc nếu thiếu đam mê", anh nói thêm.

Sau đó, Hoàng Tùng quyết định "làm lại" tại Trường Đại học FPT bởi nơi đây có môi trường đào tạo công nghệ thông tin bài bản, đồng thời, chú trọng phát triển kỹ năng mềm, cho phép sinh viên tự do sáng tạo, đồng thời, có thời lượng học lý thuyết và thực hành khoa học.

"Sau khi vào học, tôi mới thấy đây là sự lựa chọn rất đúng đắn, môi trường tôi mong muốn bấy lâu. Trường có đầy đủ sự sáng tạo, tôn trọng và không phân biệt hay khoảng cách quá lớn giữa thầy - trò", anh chia sẻ.

Nguyễn Hoàng Tùng (thứ hai từ phải sang) cùng ông Nguyễn Văn Khoa - Tổng giám đốc điều hành của Tập đoàn FPT (ngoài cùng bên phải), ông Nguyễn Khải Hoàn - Phó tổng giám đốc FPT Software (ngoài cùng bên trái) đón tiếp Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Theo cựu sinh viên Trường Đại học FPT, các giảng viên tại trường nên gọi là "mentor" (cố vấn), thay vì thầy cô bởi họ hướng dẫn nhiều hơn chỉ đơn thuần dạy lý thuyết. Đội ngũ này cũng dẫn dắt sinh viên làm thể nào có thể đi làm sau khi tốt nghiệp, thực hiện nhiệm vụ thực tiễn một cách tốt nhất, phát huy tối đa năng lực cá nhân.

Do đó, anh Tùng đã làm việc tại FPT Software Đà Nẵng từ khi vẫn còn học tại trường và không gặp trở ngại nào. Sinh viên tại đây có thể chỉ cần hoàn thành bài tập (assignment) và tự do làm bất cứ điều gì để phát triển bản thân. Sau kỳ thực tập, thời lượng học lý thuyết cũng giảm. Nhờ quá trình này, trước khi tốt nghiệp, anh đã tích lũy khoảng 1,5 năm làm việc tại công ty công nghệ lớn.

"Đây là mô hình giáo dục xã hội đang hướng tới, đó là 'coaching' (đào tạo) thay vì 'teaching' (dạy học thông thường). Trường đã theo hướng đó ngay từ những ngày đầu", anh cho biết.

Bên cạnh đó, nam giám đốc khẳng định, lợi thế lớn nhất của sinh viên Trường Đại học FPT có được trong quá trình học là khả năng thích nghi với môi trường doanh nghiệp.

Theo anh, điều khó khăn nhất với các bạn trẻ mới ra trường là sự khác biệt về môi trường doanh nghiệp và đại học. Vì vậy, sự thích nghi nhanh chóng là yếu tố then chốt dẫn tới thành công. Trong khi đó, Trường Đại học FPT dạy kỹ năng mềm khá kỹ và chất lượng, đồng thời, sắp xếp chương trình thực tập giúp sinh viên trau dồi khả năng thích nghi môi trường đó. Việc này tạo ấn tượng tốt với nhà quản lý, đồng nghiệp.

Trong suốt quá trình học, trường thiết kế các môn học kỹ năng mềm riêng, thúc đẩy sinh viên phát triển năng lực giao tiếp, thuyết trình, giải quyết vấn đề, xử lý xung đột... Anh kể lại, nhóm sinh viên của trường từng tham gia chương trình sinh tồn trong rừng, từ đó, hình thành khả năng tự lập, giải quyết tình huống một mình và phối hợp để vượt qua thử thách.

Bên cạnh đó, điều này được đan xen trong các môn học chuyên ngành khác thông qua bài tập nhóm. Anh đánh giá cao tư duy phối hợp tại Trường Đại học FPT bởi trong môi trường doanh nghiệp, không ai có thể giải quyết toàn bộ nhiệm vụ một mình. Khi có kỹ năng làm việc nhóm, nhân sự có thể gắn kết mọi người làm với mình.

"Dù giỏi đến đâu. Chúng ta cũng cần người đồng hành", anh nhấn mạnh.

Hoàng Tùng (ngoài cùng bên trái) cùng nhân viên FPT Software Indonesia chụp ảnh kỷ niệm cùng Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Vương Đình Huệ. Ảnh: Nhân vật cung cấp

Nhờ những điều này, Hoàng Tùng hòa nhập khá tốt với môi trường doanh nghiệp từ khi còn là sinh viên. Sau kỳ thực tập và tiếp tục ký hợp đồng với FPT Software Đà Nẵng, anh làm việc tại đây và có cơ hội thử sức ở nhiều vị trí, nhiệm vụ khác nhau.

Sau 1,5 năm làm Fresher Developer, anh nhận nhiệm vụ dẫn dắt đội nhóm. Từ đó, nam kỹ sư tiếp tục làm quản trị cho nhiều dự án lớn của công ty. Đến năm 2018, anh đảm nhận vị trí Resource Director (Giám đốc nguồn nhân lực), phụ trách phát triển nhân sự cho một đơn vị khoảng 250 người.

Cuối năm 2019, anh duy trì công việc này nhưng "cầm trịch" đơn vị lớn nhất FPT Software Đà Nẵng lúc bấy giờ với gần 2.000 nhân sự. Hai năm sau, cựu sinh viên Trường Đại học FPT nhận thêm nhiệm vụ phát triển kinh doanh cho các thị trường sử dụng tiếng Anh.

Đầu năm nay, khi FPT Software mở rộng sang thị trường Indonesia, Hoàng Tùng được công ty tin tưởng vào giao trọng trách cao nhất tại chi nhánh này.

Nguyễn Hoàng Tùng - Giám đốc FPT Software Indonesia (giữa) cùng các khách mời trong lễ khai trương chi nhánh. Ảnh: FPT Software

Theo anh, khả năng thích nghi, giao tiếp tốt và ngoại ngữ là ba yếu tố không thể thiếu trong hành trình này. Vì vậy, nam giám đốc khuyến khích các bạn trẻ trau dồi những kỹ năng này từ khi còn đi học. Nếu theo học IT, các bạn nên tin tưởng vào bản thân và chọn nơi học khiến mình cảm thấy thoải mái, phù hợp nhất với mục tiêu.

Ngoài ra, anh Tùng quan điểm, khi học, điểm số chỉ là một phần của hành trình, điều cốt lõi là mình học được gì, vận dụng ra sao và chọn được môi trường như thế nào là phù hợp nhất.

"Bản thân tôi khi chọn được ngôi trường thúc đẩy sự tự do cao hơn, tôi đã phát huy tiềm năng tốt hơn. Tương tự, nếu muốn thiên về nghiên cứu, các bạn nên chọn môi trường ưu tiên học thuật", anh đưa ra lời khuyên.

Nhật Lệ

Năm 2023 Trường Đại học FPT tuyển sinh các ngành: Quản trị kinh doanh (Digital Marketing; Kinh doanh quốc tế; Quản trị khách sạn; Quản trị dịch vụ du lịch & lữ hành; Quản trị truyền thông đa phương tiện; Tài chính); CNTT (Kỹ thuật phần mềm; Hệ thống thông tin; Trí tuệ nhân tạo; An toàn thông tin; Thiết kế Mỹ thuật số), Ngôn ngữ Anh (Ngôn ngữ Anh - Anh, Ngôn ngữ Anh - Trung), Ngôn ngữ Nhật, Ngôn ngữ Hàn Quốc.Thí sinh đã tốt nghiệp THPT và đạt Top50 THPT toàn quốc năm 2023 bằng điểm học bạ hoặc kết quả thi THPT năm 2023 có cơ hội trúng tuyển vào Trường Đại học FPT. Chứng nhận Top50 xem tại đây

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020