Chuyên mục  


Trước tình hìnhdịch phức tạp, ý thức của từng cá nhân đang là yếu tố mấu chốt quyết định, thể hiện qua việc tuân thủ nghiêm ngặt quy tắc cộng đồng. Tuy nhiên, tình trạng cố ý giấu bệnh vẫn đôi khi xảy ra, từ đó dẫn đến những hệ quả khôn lường. Vấn nạn này vốn đã xuất hiện trong một tựa phim ra mắt vào thập niên 90 của Hong Kong, mang tên Ebola Syndrome của "ông hoàng phim cấp 3" Huỳnh Thu Sinh. Phim mang màu sắc độc đáo, máu me, điên loạn, vượt xa mọi giới hạn nhưng vẫn mang những giá trị thực tế rất riêng.

Ra mắt năm 1996, Ebola Syndrome lấy bối cảnh đại dịch Ebola đang hoành hành tại châu Phi khiến dân chúng khốn khổ. Khi ấy, một tên tội phạm giết người đang bị truy nã tên A Kê (Huỳnh Thu Sinh) trà trộn vào làm việc trong một nhà hàng món Hoa, vừa kiếm tiền sống qua ngày vừa trốn khỏi sự truy đuổi của quê nhà.

A Kê bỏ gia đình, trốn đến Nam Phi nhưng không biết ở đó đang có dịch bệnh

Hằng ngày, hắn vẫn thỏa mãn đầu óc biến thái, "vặn vẹo" của mình với bài bạc, gái gú. Một ngày nọ, A Kê có dịp cùng ông chủ ghé thăm một bộ lạc đang chịu dịch Ebola. Hai người ấy vậy mà không hề biết gì tình trạng dịch bệnh, thảnh thơi đến mức A Kê còn phóng túng "xâm hại" một người phụ nữ giữa đường, để rồi nhận lấy hậu quả bị lây bệnh.

Hắn cưỡng bức một người phụ nữ xấu số...

Để rồi bị người đó lây bệnh

Tuy nhiên, có lẽ thần may mắn vẫn còn "độ" A Kê rất nhiều khi sau một trận ốm nặng, A Kê được chẩn đoán là... không bị ảnh hưởng bởi dịch (giống trường hợp của Alice trong Resident Evil). Nhưng nói gì thì nói, mầm bệnh thì vẫn nằm trong người y.

A Kê ung dung tiếp xúc với cộng đồng khiến virus lây lan, đến vợ chồng ông chủ cũng xui xẻo "dính chấu". Vì xảy ra xích mích, A Kê "ngựa quen đường cũ" giết cả hai người họ, sau đó thủ tiêu bằng cách dùng thịt họ làm nhân hamburger tại cửa hàng. Thế là cơn ác mộng thật sự chính thức bắt đầu... Thực khách vô tội ăn phải những miếng bánh "độc" mà không hề hay biết gì, còn A Kê thì đã trốn chạy về lại Hong Kong với số tiền khổng lồ nhờ kinh doanh cửa hàng, và cả mầm bệnh trong cơ thể.

A Kê bị bệnh, vô tình lây truyền vào thức ăn

Thực khách ăn bánh có nhân... thịt người bị nhiễm bệnh

A Kê giết chủ nhà và nhiều người vô tội để lấy "nguyên liệu" làm bánh

Hắn là nguồn cơn bệnh dịch nhưng lại giấu nhẹm đi

Ebola Syndrome là tựa phim rất "Huỳnh Thu Sinh" - tràn ngập những cảnh phim bạo lực, máu me, vô cùng khó chịu không thua kém bất cứ tựa phim chém giết nào của Hollywood. Nam diễn viên từng đạt giải Kim Mã đã truyền tải đúng tinh thần của một tên sát nhân biến thái, vô nhân tính nhưng cũng rất sợ chết, sợ bị bắt giữ.

Huỳnh Thu Sinh tiếp tục mang đến những cảnh phim 18+ máu me tột độ

Thêm vào đó, bối cảnh đại dịch lan rộng từ Phi sang Á chỉ bởi một con người được thể hiện vô cùng khôn khéo, như một phép ẩn dụ nhằm lên án những cá nhân vô tâm trước tình hình chung của cộng đồng. May mắn thay vào phút cuối, A Kê đã phải trả giá nhờ sự phối hợp của cơ quan chức năng, giúp người dân lấy lại được cuộc sống yên bình như lúc xưa.

Bị dồn vào đường cùng, A Kê vẫn không buông tha cho người vô tội

Nhiều người bao vây để bắt hắn...

Sau cùng đã thành công khống chế tên ác nhân

Khi A Kê biết mình là "ổ dịch", y sẵn sàng đi khắp nơi khạc nhổ, tấn công người dân với mục đích "có chết thì chết chung". Dịch bệnh đích thị rất nguy hiểm, nhưng những con người có ý chống đối, không chịu hợp tác trong thời điểm xã hội cần sự đồng thuận, đoàn kết lại là hiểm hoạ nhức nhối gấp bội lần.

Ebola Syndromelà một trải nghiệm phim ảnh không dành cho người yếu tim, là một tựa phim thương mại vượt xa khỏi luân lý thông thường. Thế nhưng đồng thời phim cũng truyền tải những thông điệp minh bạch và trực tiếp về xã hội trong thời điểm thế giới biến đổi dữ dội vì đại dịch.

Hình ảnh các cán bộ phun thuốc diệt khuẩn vô cùng quen thuộc ở cuối phim

Nguồn ảnh: Tổng hợp

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020