Chuyên mục  


Xây nhà sai phép là gì?

Khi xây nhà người dân cần phải có giấy phép xây dựng được cơ quan có thẩm quyền của nhà nước cung cấp. Trong những trường hợp cơ quan, tổ chức, người dân xây nhà sai phép quy định thì bắt buộc phải tháo dỡ và phạt tiền theo quy định. Nhưng những trường hợp này xây nhà sai phép sẽ được giữ lại sau khi xử phạt hành chính. 

Điều kiện công trình, nhà ở được phép tồn tại

Căn cứ khoản 1 Điều 84 Nghị định 16/2022/NĐCP, kể từ ngày 28/01/2022 các quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4, khoản 5 Điều 79 Nghị định 139/2017/NĐ-CP được tiếp tục thực hiện như sau:

(1) Hành vi vi phạm xảy ra từ ngày 04/01/2008 và đã kết thúc trước ngày 15/01/2018 nhưng sau ngày 15/01/2018 mới được người có thẩm quyền phát hiện hoặc đã được phát hiện trước ngày 15/01/2018 và đã có một rong các văn bản sau đây:

pha-do-nha-cu-1502.jpg

Trường hợp nào xây nhà sai phép không bị tháo dỡ

- Biên bản vi phạm hành chính;

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả.

(2) Công trình sai phép không vi phạm chỉ giới xây dựng.

(3) Công trình sai phép không ảnh hưởng các công trình lân cận.

(4) Công trình sai phép không có tranh chấp.

(5) Công trình sai phép, xây dựng trên đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp.

(6) Công trình sai phép nhưng ở quy định hiện nay phù hợp với quy hoạch xây dựng được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt thì sẽ không phải tháo dỡ.

Riêng đối với hành vi vi phạm mà đáp ứng các điều kiện (1), (2), (3), (4) và (5) nhưng không đáp ứng điều kiện (6) thì xử lý như sau:

Hành vi vi phạm được người có thẩm quyền phát hiện trước ngày 15/01/2018 đã lập biên bản vi phạm hành chính, ra quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp nhưng đến ngày 15/01/2018 cá nhân, tổ chức vi phạm vẫn chưa thực hiện việc nộp phạt (nếu có) và nộp số lợi bất hợp pháp thì thì người có thẩm quyền xử phạt ban hành quyết định buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm thay thế biện pháp buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp.

truong-hop-xay-nha-trai-phep-khong-bi-thao-do-1502.jpg

6 điều kiện xây nhà sai phép không bị tháo dỡ

Các bước để nhà, công trình được phép tồn tại

Bước 1: Tổ chức, cá nhân vi phạm hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính và số lợi bất hợp pháp.

Bước 2: Kiểm định chất lượng công trình.

Bước 3: Cơ quan nhà nước có ý kiến xác nhận.

Bước 4: Xin cấp giấy phép xây dựng, điều chỉnh giấy phép hoặc điều chỉnh thiết kế tùy từng lỗi vi phạm.

Bước 5: Xem xét, cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, công trình xây dựng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020