Chuyên mục  


Thời gian qua việc một số cá nhân sửa bill chuyển khoản, tăng cấp số tiền đã chuyển để "phông bạt" trên mạng xã hội trong đợt ủng hộ đồng bào bão lũ đã khiến dư luận bức xúc.

Những việc ủng hộ, cứu trọ là nghĩa cử cao đẹp nên nhà nước rất khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi cho các cá nhân, tổ chức đóng góp vận động, kịp thời mang lại hiệu quả thiết thực cho những người đang cần hỗ trợ.

Chính phủ đã có Nghị định số 93/2021/NĐ-CP ngày 27/10/2021 (có hiệu lực thi hành kể từ ngày 11/12/2021) liên quan tới việc ận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Nghị định đã mở ra hành lang pháp lý cho vấn đề liên quan, cho phép cá nhân huy động tiền từ thiện, quy định rõ từng bước những người mà tham gia hoạt động này cần phải làm gì và có các quy định ràng buộc để việc này được minh bạch, tránh bị lợi dụng.

phong-bat-chuyen-tien-tu-thien-phunutoday-2135.jpg

Hành vi chỉnh sửa bill chuyển tiền có thể bị xử phạt tùy theo mức độ hậu quả

Sau khi Mặt trận Tổ quốc Việt Nam công khai sao kê từ thiện trong đợt ủng hộ đồng bào ảnh hưởng bão lũ số 3 vừa qua, nhiều cá nhân bị "bóc" vì phông bạt, chỉnh sửa bill chuyển khoản nâng khống số tiền đã chuyển từ thiện. Trước tình hình này, Bộ Công an sẽ tiếp nhận, giải quyết khi có cá nhân, tổ chức gửi tin báo tố giác tội phạm liên quan đến hành vi này.

Hành động phông bạt này không chỉ vi phạm đạo đức, giả dối mà còn vi phạm pháp luật, cụ thể là hành vi làm giả tài liệu và cung cấp thông tin sai sự thật. Tùy thuộc mức độ vi phạm, hậu quả phát sinh có thể xử phạt.

- Nếu cơ quan chức năng xác minh, hành vi sửa bill gây khó khăn cho đơn vị tiếp nhận hoặc ảnh hưởng đến hoạt động thống kê và phân phát tiền từ thiện, gây ra dư luận xấu, người thực hiện sẽ bị xem xét truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Lợi dụng quyền tự do dân chủ (Điều 331 Bộ luật Hình sự).

- Làm giả bill, sửa số tiền để công khai trên mạng xã hội nhưng chưa gây hậu quả xấu thì  người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo Điều 101, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP với mức phạt từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với tổ chức và từ 5 triệu đến 10 triệu đồng đối với cá nhân. Ngoài ra, các đối tượng này có thể phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng cho các hành vi lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, xuyên tạc hoặc xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức.

- Nếu cá nhân chuyển tiền và chỉnh sửa bill để mục đích chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử phạt hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Điều 175 Bộ luật Hình sự). Tùy thuộc vào số tiền chiếm đoán sẽ có khung hình phạt khác nhau, cao nhất là 20 năm tù giam.

- Nếu người thực hiện là nhân viên trong tổ chức sửa bill nhằm chiếm đoạt tài sản, có thể bị xử phạt hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự với tội danh "Tham ô tài sản" quy định tại Điều 353 Bộ luật Hình sự. Theo đó thì tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất tử hình.

- Nếu cá nhân lợi dụng thiên tai để huy động tiền và chiếm đoạt, có thể bị xử phạt hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng (Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP) hoặc xử lý hình sự về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Điều 174 Bộ luật Hình sự), tùy theo số tiền chiếm đoạt mà phải chịu các khung hình phạt khác nhau, mức hình phạt cao nhất là tù chung thân.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020