Chuyên mục  


Cục nóng máy lạnh dùng để làm gì?

Cục nóng máy lạnh được cấu tạo từ nhiều bộ phận như:

  • Bo mạch: Có tác dụng điều khiển cục nóng.
  • Block máy lạnh: Có nhiệm vụ đẩy và hút dung môi chất lạnh.
  • Tụ tích block và quạt: có chức năng kích block và quạt tản nhiệt khởi động tự động.
  • Dàn nóng bằng đồng hoặc nhôm: Là bộ phận có chức năng chứa khí ga.
  • Van đảo chiều: Có nhiệm vụ đảo chiều van ga hoạt động trong dàn nóng.
cuc-nong-dieu-hoa-1424.png

Bên cạnh đó, cục nóng máy lạnh còn được cấu tạo bởi nhiều bộ phận khác như: vỏ bảo vệ, cáp, đẩy rắc co bắt ống đồng kết nối với dàn lạnh, chân bắt giá đỡ, lá tản nhiệt và khởi động từ đối với một số máy lạnh trang bị công suất lớn.

Nguyên lý hoạt động của cục nóng máy lạnh

Cục nóng của máy lạnh được dùng để chuyển hơi nóng từ bên trong phòng ra môi trường bên ngoài. Nói cách khác cục nóng có tác dụng tản nhiệt. Cục nóng máy lạnh có nguyên lý hoạt động như sau:

Khi khởi động máy lạnh, dung môi chất lạnh ở dạng hơi hấp thụ nhiệt tại cục lạnh sau đó chuyển sang block máy lạnh. Ở vị trí máy nén, dung môi sẽ chuyển sang trạng thái lỏng vì phải chịu áp lực của áp suất cao.

Kế tiếp, dung môi lạnh được đẩy qua phần cáp dàn nóng nhưng rất chậm bởi cáp máy lạnh rất nhỏ. Lượng dung môi còn lại sẽ ngưng tụ lại ở dàn nóng và tỏa ra nhiệt lượng cao.

Cuối cùng, lá nhôm và quạt dàn nóng hoạt động để đẩy nhiệt độ cao trong dàn nóng ra ngoài môi trường. Việc lắp cục nóng ở ngoài trời khiến nhiều người nảy sinh ra một thắc mắc, liệu bộ phận này có cần phải che chắn nắng mưa hay không?

 Hiện nay, nhiều nhà sản xuất đã tạo ra các cục nóng với chất lượng và hiệu suất làm việc cao, có thể chống chọi với nhiều kiểu thời tiết bên ngoài.

Về cơ bản, cục nóng nhất định phải lắp bên ngoài vì đây là bộ phận có chức năng giải phóng nhiệt được hấp thụ trong phòng ra ngoài môi trường. Một chuyên viên kỹ thuật về máy lạnh và điều hòa cho biết, cục nóng được chế tạo để chịu được nắng mưa, thậm chí là mưa lớn. Vì vậy, nó sẽ không dễ bị hư hỏng nếu dù để ở ngoài trời mưa. Tuy nhiên, người dùng không nên lắp cục nóng ở vị trí quá thấp - gần mặt đất để tránh hiện tượng ngập nước khiến điều hòa không thể hoạt động.

Việc che chắn cục nóng quá kín sẽ làm ảnh hưởng đến khả năng làm lạnh của cục lạnh ở bên trong giảm đi rõ rệt. Nó còn làm thiết bị tiêu thụ nhiều điện năng hơn. Để điều hòa hoạt động hiệu quả, các gia đình nên chú ý đến vị trí lắp cục nóng.

Vị trí tốt nhất để lắp đặt cục nóng máy lạnh

Khi lắp đặt cục nóng máy lạnh, bạn cần quan tâm những vấn đề sau đây để tăng độ bền và vận hành tối ưu hơn:

Cần tránh hướng gió thổi vuông góc trực tiếp, quá mạnh vào cánh quạt, vì sẽ ảnh hưởng đến sức cản cho tốc độ quay của quạt, gây nên tình trạng lãng phí điện năng khi sử dụng.Khoảng cách khi lắp cục nóng với tường phải ít nhất là 10cm, khoảng cách an toàn hai bên hông máy là 0,25m, khoảng cách đối diện của tưởng đối với cục nóng phải lớn hơn hoặc bằng 60cm.

Ngoài ra, cần tránh lắp cục nóng ở những nơi có gió thổi thẳng trực tiếp vì như vậy sẽ gây ra sức cản lớn cho quạt khiến thiết bị không thể hoạt động hiệu quả, gây lãng phí điện năng.

Tránh để cục nóng đối diện với các thiết bị điện khác như cục nóng của điều hòa khác ở khoảng cách quá gần. Không nên lắp cục nóng ở nơi có gió thổi mạnh hoặc có nhiều bụi rác, lá rụng.

cuc-nong-dieu-hoa1-1425.png

Vị trí của cục nóng phải thấp hơn cục lạnh. Nếu cục nóng lắp cao hơn cục lạnh thì phải yêu cầu nhân viên kỹ thuật thiết kễ bẫy dầu cho tốt, khoảng cách cao hơn không quá 8 mét.

Chú ý khoảng cách đường ống giữa cục nóng và cục lạnh nên dao động trong khoảng 3-7 mét là tốt nhất.

Cục nóng không nên lắp sát tưởng, khoảng cách với tường tối thiểu là 5cm. Hai bên hông của máy nên có khoảng trống tối thiểu là 25cm/bên. Khoảng cách giữa cục nóng với tường đối diện tối thiểu là 60cm

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020