Mâm cúng ông Công ông Táo nên làm mặn hay chay?
Cứ vào 23 tháng Chạp hàng năm, không khí Tết lại tràn ngập khắp các gia đình Việt Nam với nghi lễ cúng ông Công ông Táo - phong tục truyền thống gắn liền với tín ngưỡng dân gian. Nhân dịp này, các mẹ đảm lại vào bếp trổ tài những mâm cúng ông Công ông Táo đầy đặn, tỉ mỉ với lòng thành kính, ước mong cho một năm mới an lành, sung túc.
Việc cúng chay hay mặn còn phụ thuộc vào tín niệm của người hành lễ, lựa chọn nghi thức nào phù hợp với niềm tin của mình. Điều quan trọng nhất là dù cúng chay hay cúng đồ mặn thì điều quan trọng nhất vẫn là tấm lòng thành kính hướng đến ông bà, tổ tiên. Ngoài ra khi khấn cầu thì chỉ nên cầu cho “người yên vật thịnh”, gia đình bình an, yên ấm và hạnh phúc chứ đừng đề cao vấn đề tài lộc.
Mặc dù chưa đến ngày 23 tháng Chạp nhưng các mẹ đảm đã lần lượt 'khoe' mâm cúng ông Công ông Táo đẹp mắt với nhiều sắc màu và đầy đủ các món ăn để dâng hương. Qua những mâm cúng này, các chị em đều muốn bày tỏ sự thành tâm, sự chu đáo, tỉ mỉ đối với việc cúng bái cũng như tôn trọng truyền thống, tín ngưỡng dân gian.
Mâm cúng ông Công ông Táo thường bao gồm các lễ vật như bộ mũ áo, cá chép... và các món ăn chay hoặc mặn. (Ảnh: Thu Huong Vu)
Những mâm cúng ông Công ông Táo đẹp như tranh khiến ai cũng trầm trồ
Đầu tiên là mâm cúng ông Công ông Táo của mẹ đảm Đặng Tố Uyên với đầy đủ các món ăn mặn, ngọt rất tươm tất. Các món ăn truyền thống thường thấy trong ngày Tết như bánh chưng, giò xào, gà luộc, tôm hấp, nem rán,... đều được chế biến và trang trí đẹp mắt.
Không chỉ dừng lại ở việc nấu nướng, chị Uyên còn dành thời gian chuẩn bị đồ lễ như: vàng mã, hương, cá vàng – phương tiện để ông Táo về trời. Bên cạnh đó, chị Uyên còn chuẩn bị lọ hoa tươi với màu đỏ rượu tượng trưng cho sự may mắn, thịnh vượng. Qua từng công đoạn nhỏ, chị Uyên muốn gửi gắm những lời cầu nguyện cho gia đình luôn bình an, thuận lợi.
Mâm cúng ông Công ông Táo của mẹ đảm Đặng Tố Uyên. (Ảnh: NVCC)
Mâm cỗ với tone màu hồng phấn nhẹ nhàng mang sự mới mẻ và tinh tế của mẹ đảm Huyền Thu. Như hàng năm, gia đình chị Thu đều sẽ làm mâm cúng ông Công ông Táo trước từ một đến hai ngày để các Táo chầu trời sớm hơn.
Mâm cỗ tone hồng được chuẩn bị gồm có: mâm ngũ quả, gà luộc, bánh xuxe hồng, xôi dừa hồng, nem thịt rán, giò lụa xếp hoa hồng, tôm chiên xù, nộm giò thập cẩm rau củ, canh sườn nấu su hào. Bên cạnh đó, chị Thu còn chuẩn bị cá chép làm phương tiện để tiễn ông Công ông Táo về trời. Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo không chỉ thể hiện lòng thành kính mà còn mang ý nghĩa cầu chúc cho gia đình bình an, thịnh vượng.
Mâm cỗ với tone màu hồng phấn nhẹ nhàng mang sự mới mẻ và tinh tế của mẹ đảm Huyền Thu. (Ảnh: NVCC)
Mỗi gia đình có thể chuẩn bị lễ cúng ông Công, ông Táo phù hợp. Khi cúng, nhiều gia đình cầu kỳ, còn phải bật bếp lên cho cháy rực, mâm cỗ đề huề để cả nhà quanh năm no ấm. Có nơi lưu giữ phong tục vừa đặt một mâm cúng trong bếp và thêm một mâm khác cúng trên bàn thờ.
Với sự tỉ mỉ và khéo léo của chị Ly, mâm cúng ông Công ông Táo không cần phải bật bếp sưởi mà vẫn 'cháy rực' trên bàn thờ. Đồ cúng được chuẩn bị gồm những món ăn truyền thống đặc trưng của người Việt: bánh chưng, xôi, gà, giò chả, thịt kho tàu, canh măng và canh miến, rượu trắng, bánh trái và nước ngọt.
Bên cạnh đó, các lễ vật không thể thiếu gồm: lễ phục Táo quân, bộ ba cá chép, hương hoa, ngũ quả, trầu cau.
Mâm cúng ông Công ông Táo với tone đỏ chủ đạo. (Ảnh: Chery Ly)
Thêm một mâm cúng ông Công ông Táo đẹp mắt với tone vàng chủ đạo kết hợp nhiều màu sắc đan xen. Chị Linh khéo léo đưa ý tưởng mực nhồi dứa kết hợp màu đỏ của cà chua bi để làm nổi bật cho món ăn. Ngoài ra, mâm cỗ có món thịt xào ớt chuông và rau củ làm cho mâm cỗ thêm phần hấp dẫn.
Sự sáng tạo trong mâm cúng này là có các món hải sản bổ dưỡng nhưng cũng không quên các món quen thuộc trong ngày Tết Việt thịt gà luộc và nem rán. Điều này vừa thể hiện nét đẹp truyền thống đan xen hiện đại luôn hiện hữu trong tâm trí người phụ nữ Việt Nam.
Mâm cúng ông Công ông Táo vừa mang nét truyền thống nhưng cũng không kém phần hiện đại. (Ảnh: Linh Galen)
Để bày tỏ lòng thành kính với các vị thần, đồng thời cầu một năm mới an lành, ấm no và hạnh phúc, chị Minh Thu đã chuẩn bị một mâm cỗ cúng tươm tất, trang trọng với các món ăn tuyệt ngon: gà luộc cánh tiên, xôi gấc, tôm hấp trái dừa, chả mực viên chiên, miến xào hải sản, sâu đất xào su hào, canh sườn nấm dưỡng sinh.
Mâm cỗ cúng ông Công ông Táo với nhiều màu sắc của mẹ đảm Minh Thu. (Ảnh: NVCC)
Điểm nhấn trong mâm cúng ông Công ông Táo của chị Tống Hằng Nga là món bánh bao cá chép màu cam sặc sỡ. Sự độc đáo của loại bánh bao này thu hút lượng lớn sự quan tâm của mọi người khi ngày cúng ông Công ông Táo (23 tháng Chạp) đang đến gần.
Mâm cúng ông Công ông Táo với các món ăn ngon và bánh bao cá chép của mẹ đảm Tống Hằng Nga. (Ảnh: NVCC)
Một trong những hình ảnh Tết ông Công ông Táo quen thuộc nhất với mỗi người đó chính là cá chép. Theo truyền thuyết, cá chép là phương tiện đưa Táo quân về trời. Sau khi thực hiện xong các nghi lễ, người dân sẽ thả cá chép xuống sông, ao; ngụ ý rằng “cá hóa long”, cá sẽ hóa thành rồng, là phương tiện đưa các Táo chầu trời.
Bên cạnh đó, theo phong tục của người Việt, hình ảnh “cá chép hóa rồng” còn là biểu tượng của sự thăng hoa, kiên trì, vượt khó, bền bỉ… hướng tới thành công, đạt được những điều tốt đẹp trong cuộc sống.
GĐXH - Những ngày Tết Nguyên đán 2025 đã đến cận kề, nhiều trường học trên cả nước tổ chức các cuộc thi với chủ đề ngày Tết, thu hút đông đảo học sinh - sinh viên tham gia. Điều này vừa mở ra bầu không khí văn hóa truyền thống, vừa giúp các em lan tỏa tinh thần Tết dân tộc đậm đà bản sắc.
GĐXH - Năm nay, tết ông Công ông Táo rơi vào thứ Tư, ngày 22/1/2025 Dương lịch.
Năm nay ngày 23 tháng Chạp tức Tết ông Công ông Táo rơi vào đúng ngày thứ Hai đầu tuần nên không ít mẹ đã làm mâm cúng sớm từ Chủ Nhật hoặc thậm chí thứ Bảy!
Cũng giống như nhiều gia đình Hà Nội khác, năm nào người vợ đảm đang và khéo léo này cũng thành tâm chuẩn bị mâm cúng tiễn ông Công ông Táo về trời đầy đủ và rực rỡ sắc màu nhất song lại vô cùng tiết kiệm.