Chuyên mục  


EQ là viết tắt của từ Emotional Quotient có nghĩa là chỉ số thông minh cảm xúc của mỗi người. Người có EQ cao có khả năng nhận biết, đánh giá và điều tiết cảm xúc của bản thân và mọi người.

Các nhà khoa học tin rằng, EQ còn là chìa khóa quan trọng hơn IQ (chỉ số thông minh) trong thang đo thành công của một người. Đã là người có trí tuệ cảm xúc cao, thì chắc chắn cách đối nhân xử thế, xây dựng các mối quan hệ của họ rất "đỉnh". Đặc biệt trong ngày đầu năm mới, người EQ cao sẽ từ chối nói 5 điều dưới đây:

1. Nói chuyện xấu của gia đình ra ngoài

Trong thế giới người lớn, không có ai "ngốc" đến mức có thể giúp bạn giải quyết mâu thuẫn gia đình, cũng không ai sẽ cảm thông cho bạn chỉ vì những lời phàn nàn của bạn.

Ngược lại, nhiều người được gọi là "bạn bè" của bạn thực chất lại đang lén lút coi phiền não của bạn là chuyện vui, lôi chúng ra để làm chủ đề "trà dư tửu hậu". Bởi suy cho cùng, "mỗi gia đình đều có một cuốn sách Khải Huyền khó đọc, mỗi người đều có một bài hát khó hát".

eq2-17284630710601956633201.png

Một số người lén lút coi phiền não của bạn là chuyện vui, lôi chúng ra để làm chủ đề "trà dư tửu hậu". Ảnh minh họa

2. Không "tra hỏi" về đời tư cá nhân

Đầu năm mới thường tụ tập bạn bè, người thân và theo thói quen chúng ta thường hỏi thăm với nhiều câu hỏi khác nhau, trong đó có những câu hỏi về vấn đề đời tư cá nhân như: năm vừa rồi làm ăn thế nào, lương tháng bao nhiêu, người yêu đâu sao không dắt về nhà....

Dù là vô tình hay cô ý những những câu hỏi "tra khảo" kiểu này đôi khi khiến đối phương "xịt keo" cứng ngắt...

Những người có EQ cao biết rõ sự khó xử của đối phương khi phải trả lời những câu hỏi về đời tư cá nhân. Vậy nên, họ sẽ không bao giờ hỏi mọi người những câu kiểu này đâu. Bởi lẽ, những người có EQ cao biết cách duy trì trạng thái cân bằng khi giao tiếp với mọi người.

3. Không lộ tình hình tài chính

Tài chính xưa nay là 1 vấn đề khá nhạy cảm và không cần thiết phải tiết lộ với người khác. Thế nhưng trên thực tế nhiều người lại để những người xung quanh mình hiểu rõ vấn đề này. Thậm chí cả những người không phải thành viên gia đình, không phải bạn thân cũng biết bạn có bao nhiêu tiền.

Khi để lộ tình hình tài chính của bản thân, bạn dễ rơi vào trường hợp dở khóc dở cười. Nếu như đối phương biết bạn có 1 tài sản đáng kể, khi gặp khó khăn chắc chắn họ sẽ muốn bạn giúp đỡ. Lúc này, nếu bạn có việc cần dùng đến tiền thì sẽ ra sao?

Khi có tiền nhưng không cho bạn bè vay mượn, chắc chắn bạn sẽ rất khó xử. Mối quan hệ của bạn cũng có thể bị rạn nứt chỉ vì đồng tiền.

Trong trường hợp bạn không có tiền vì phải lo nhiều việc cá nhân, gia đình, người xung quanh cũng dễ có tâm lý khinh thường bạn. Vì vậy, tài chính là chủ đề mà người EQ cao sẽ không nhắc tới, nếu người ngoài đề cập cũng nên im lặng và đổi sang đề tài khác.

Chỉ bằng cách không tùy tiện tiết lộ tình hình tài chính bạn mới có thể kiểm soát được nó và không phải nghe những lời nhận xét khiếm nhã, bàn tán nhiều chiều.

4. Không so sánh con mình với "con nhà người ta"

"Con nhà người ta" là vấn đề muôn thuở mà ai ít nhất trong cuộc đời cũng gặp phải 1 lần. Khi so sánh con mình với "con nhà người ta", vô tình sẽ hạn chế sự tự tin bên trong cái. 

Các bậc làm cha làm mẹ phải biết rằng, mỗi đứa trẻ đều có điểm mạnh, điểm yếu không ai giống ai, vậy nên chúng ta không thể so sánh xem ai giỏi hơn ai.

Người có EQ cao có khả năng giao tiếp tốt, chân thành và lịch sự. Nhờ đó, họ kết nối được nhiều mối quan hệ tốt, có thêm nhiều cơ hội để thành công.

eq1-17284630710461289899037.png

Hãy cố gắng nói ít lại, chăm sóc bản thân tốt hơn. Đừng dễ dàng can thiệp vào cuộc đời của người khác. Ảnh minh họa

5. Không lên mặt dạy đời

Không có sự đồng ý của người liên quan, những gì bạn coi là tốt bụng góp ý chẳng khác gì cố tình chõ mũi vào việc của người khác. Những lời bạn nghĩ rằng thẳng thắn từ trái tim có thể trở thành vũ khí làm tổn thương người khác.

Mọi thứ đều có nhân quả. Hãy cố gắng nói ít lại, chăm sóc bản thân tốt hơn. Đừng dễ dàng can thiệp vào cuộc đời của người khác. Đừng luôn là người hiểu mọi chuyện nhưng lại làm những việc khiến mình bối rối, chịu thiệt thòi mà không có lợi.

6. Không chỉ trích người khác

Nhưng quá nhiều chỉ trích - đặc biệt là thói quen phê phán người khác - có thể dẫn đến sự chủ quan: có thể khiến chúng ta trở nên hẹp hòi và mù quáng, đặc biệt là đối với chính bản thân mình. Giám mục Fulton J. Sheen từng nói: "Chỉ trích người khác là một hình thức của tự khen ngợi. Chúng ta nghĩ bức tranh treo tường trong nhà sẽ được thẳng hơn bằng cách nói với hàng xóm rằng tất cả các bức tranh của họ đều bị cong, gãy".

Biết rõ điều đó, người có EQ cao không bao giờ chỉ trích người khác. Thay vào đó, họ luôn duy trì tâm trạng tốt, vui vẻ dù có bất kỳ chuyện gì xảy ra. Nhờ vậy, họ luôn lan tỏa năng lượng tích cực đến người khác, được nhiều người yêu quý và giúp đỡ, cơ hội vì thế cũng nhiều hơn.

eq2-1728287791292421364999-0-0-499-798-crop-17282878772821778786120.jpg6 câu mà người sếp có EQ thấp hay nói nhưng lại tự cho là mình khôn ngoan

GĐXH - Làm việc văn phòng vốn dĩ đã áp lực, căng thẳng, nếu lại gặp phải người sếp có EQ thấp thì thật là thảm họa.

ban-than1-1728286006382161903119-0-0-371-593-crop-17282860870971749197419.jpg7 'lối tắt' để nâng tầm bản thân khiến không ai có thể coi thường bạn

GĐXH - Chúng ta nên tập trung phát triển bản thân và trở thành phiên bản tốt hơn của chính mình ở mọi giai đoạn của cuộc đời.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020