Chuyên mục  


Dường như bất kỳ ai khi đã trải qua cuộc sống vợ chồng đều phải công nhận một sự thật rằng, sống đời sống vợ chồng quả thật là một công việc không hề đơn giản.

Cho dù mối quan hệ vợ chồng của bạn có thể hoàn hảo như thế nào trong mắt người khác thì chính bản thân bạn cũng sẽ có những lúc cũng cảm thấy không hài lòng về nó, cũng có lúc cảm thấy không hòa hợp, cũng có lúc cảm thấy phiền muộn và cô đơn…

Nếu bạn thấy mình trong tình huống này, điều quan trọng là phải nhận ra rằng con đường duy nhất để hòa hợp là chấp nhận sự bất hòa và tìm cách biến nó thành tình yêu và niềm vui.

Mối quan hệ vợ chồng cần sự hài hòa và luôn cần được cải thiện. Ảnh minh họa.

5 gợi ý sau đây sẽ giúp bạn trau dồi sự hài hòa trong mối quan hệ vợ chồng của mình:

1. Thực tập chánh niệm

Một phương pháp thực hành chánh niệm là công cụ để trau dồi và duy trì mối quan hệ lành mạnh.

Bằng cách thực tập chánh niệm, chúng ta có thể gia tăng khả năng có mặt (sự hiện diện) với người bạn đời của mình. Đó là cách tăng cảm giác vui vẻ và tình yêu của họ.

Có mặt cũng cho phép chúng ta nhận thức rõ hơn về sự đau khổ của vợ hoặc chồng bạn. Nhận thức này sẽ khiến chúng ta ít phản ứng thái quá khi người bạn đời đang có những hành động đau khổ hoặc hành động gây nên sự tổn thương cho bạn.

Nếu chúng ta có thể duy trì nhận thức khi đối tác của chúng ta đau khổ, chúng ta sẽ có khuynh hướng tích cực hơn và nhờ đó có thể hỗ trợ người bạn đời của mình trong thời điểm họ cần.

Phương pháp thực tập chánh niệm sẽ giúp đảm bảo cho người phối ngẫu của chúng ta cảm thấy được yêu thương và hỗ trợ, chính là chìa khóa để hòa hợp trong mối quan hệ vợ chồng.

2. Giao tiếp

Không thể bỏ qua tầm quan trọng của giao tiếp trong các mối quan hệ, đặc biệt trong mối quan hệ vợ chồng. Chia sẻ một cách đầy đủ và lắng nghe nguyên nhân của sự đau khổ của nhau là cách duy nhất để các cặp vợ chồng vượt qua những khác biệt của nhau.

Lắng nghe là yếu tố rất quan trọng. Trong cuộc sống chúng ta thường mắc một sai lầm là, chúng ta thường dành quá nhiều thời gian để cố gắng chứng minh quan điểm của mình mà ít khi lắng nghe người khác. Chúng ta thường nói quá nhiều và nghe quá ít.

Nói là để người khác hiểu mình, còn nghe là để hiểu người khác. Vậy để chủ động điều khiển một mối quan hệ trở nên hòa hợp, bạn cần phải tăng cường khả năng lắng nghe. Nghe để thấu hiểu, nghe để loại bỏ các hành động có thể gây ra đau khổ cho đối tác của chúng ta.

3. Thích ứng với thay đổi

Tăng trưởng và thay đổi là không thể tránh khỏi trong một mối quan hệ lành mạnh.

Trong khi tất cả chúng ta đều biết rằng chúng ta không thể phát triển mà không phải đối mặt với những điều chưa biết, nhiều người trong chúng ta rất khó chịu với sự thay đổi.

Sự khó chịu này khiến chúng ta phản ứng với cách chiến đấu hoặc xung đột. Chúng ta hoặc chiến đấu, đối đầu với người bạn đời của mình hoặc là chúng ta bỏ rơi họ. Khi phản ứng bằng cách chuyển sang chế độ chiến đấu hoặc bỏ rơi, chúng ta không có cơ hội mang lại sự hài hòa trong mối quan hệ của mình.

Bạn cần phải biết chấp nhận rằng mối quan hệ vợ chồng sẽ thay đổi. Và, bằng cách thực tập chánh niệm, chúng ta có thể giữ bình tĩnh và xác định cách tốt nhất để thích nghi với sự thay đổi đó.

4. Giữ quan điểm

Duy trì quan điểm về tầm quan trọng của sự khác biệt của chúng ta là rất quan trọng. Khi chúng ta thiếu quan điểm, một sự khác biệt không đáng kể có khả năng trở thành một cái gì đó lớn hơn nhiều.

Để bảo vệ chống lại điều này, chúng ta phải luôn tự hỏi liệu vấn đề có đủ quan trọng để có xung đột không.

Thông thường, đối với bất kỳ ai cũng đều có thể tốt lên nhờ vào việc biết chấp nhận, thừa nhận đối tác của mình, hơn là tranh cãi về một điều gì đó không quan trọng đối với sức khỏe hay mối quan hệ của chúng ta.

Sẽ dễ dàng hơn nhiều để duy trì sự hài hòa trong các mối quan hệ khi chúng ta không tranh cãi về những điều nhỏ nhặt.

5. Khuyến khích tự do

Khi sống độc thân, bạn thường cảm thấy rằng chúng ta có toàn quyền kiểm soát cuộc sống của mình. Khi hai người quyết định chia sẻ cuộc sống của họ với nhau, điều quan trọng là cả hai phải từ bỏ quan niệm kiểm soát này.

Nếu một người trong giao tiếp chỉ biết ra lệnh, người còn lại sẽ cảm thấy bị áp bức. Sự áp bức sẽ khiến cho mối quan hệ của bạn không thể duy trì được sự bền vững, lâu dài. Bởi bất cứ ai, dù hiền lành và biết điều đến thế nào, cuối cùng họ cũng sẽ phẫn nộ vì sự thiếu tự do của họ.

Khi vợ chồng bạn chọn chia sẻ hành trình cuộc sống với nhau thì mỗi người phải cho đối tác của mình tự do làm theo những mong muốn của trái tim họ.

Khổ vì 20 năm lấy chồng chưa một ngày hạnh phúc

Ngân Khánh

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020