Chuyên mục  


base64-17342618442511360099334.jpeg

Đại tá Hà Hoài Nam giới thiệu cuốn sách Cha tôi - Thiếu tướng Hà Vi Tùng (Nhà xuất bản Quân Đội Nhân Dân) - Ảnh: TRẦN HOÀI

Ngày 15-12, tại TP Nha Trang (Khánh Hòa) diễn ra buổi ra mắt cuốn sách Cha tôi - Thiếu tướng Hà Vi Tùng do con cả của thiếu tướng Hà Vi Tùng viết, nhân kỷ niệm 30 năm ngày mất của ông.

Ký ức người cha

Cha tôi - Thiếu tướng Hà Vi Tùng ghi lại một cuộc đời binh nghiệp của tướng Hà Vi Tùng.

Sách giới thiệu đến bạn đọc những chiến công khởi đầu của mặt trận Nha Trang tháng 10-1945, tới kháng chiến chống Pháp 9 năm ở mặt trận Nam Trung Bộ rồi lên mặt trận Tây Nguyên đánh Mỹ, sang chi viện mặt trận Cánh đồng Chum (Lào), mặt trận K. quốc tế, chiến tranh bảo vệ biên giới phía Bắc...

Cuốn sách cũng giới thiệu những năm tháng hòa bình, khi tướng Hà Vi Tùng trở thành một nhà chiến lược, đào tạo quân sự và những năm tháng cuối đời tham gia xây dựng Hội Cựu chiến binh Khánh Hòa.

hvt1-17342522070691316571305.jpg

Chân dung thiếu tướng Hà Vi Tùng - Ảnh gia đình cung cấp

Bạn đọc còn sống lại những ký ức chiến trường khi tướng Hà Vi Tùng được gặp Bác Hồ, tham gia công tác cùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Đại tướng Văn Tiến Dũng…

Hồi ức đồng đội

Với các cựu chiến binh, nhân dân Khánh Hòa và khu vực Nam Trung Bộ, thiếu tướng Hà Vi Tùng là một cái tên thân quen, ông là người lính Nam tiến tham gia mặt trận Nha Trang - Khánh Hòa năm 1945.

Ông chỉ huy trực tiếp đánh Pháp - Nhật ở các điểm nóng như Sông Cái, Chợ Mới, Lư Cấm... cùng các danh tướng nổi tiếng như Nguyễn Chánh, Hà Văn Lâu, Hồ Xuân Anh... Chiến công này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư khen ngợi.

Viết lời mở đầu cho cuốn sách, thiếu tướng Huỳnh Đắc Hương - nguyên thứ trưởng Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, là người đồng đội cùng chiến đấu với tướng Hà Vi Tùng - chia sẻ: "Hà Vi Tùng là một thanh niên yêu nước, sớm có độ chín của tuổi cách mạng nhiệt thành, từng khiến giặc Pháp khiếp sợ trên chiến trường.

Trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ông chỉ huy trên các mặt trận lớn như Tây Nguyên, Trị Thiên, Cánh đồng Chum - Hạ Lào.

Hòa bình lập lại, Hà Vi Tùng lại tiếp tục đóng góp trong công tác nghiên cứu nghệ thuật quân sự, góp phần đào tạo ra những sĩ quan chỉ huy tài năng cho quân đội và đất nước".

Còn ông Nguyễn Chiến Thắng - nguyên đội trưởng Đội liên lạc, Trường Sĩ quan Lục quân 3 - cho biết trong thời gian công tác tại trường, cố hiệu trưởng Hà Vi Tùng là một người chỉ huy dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm.

hvt2-1734252207075201587155.jpg

Thiếu tướng Hà Vi Tùng (thứ 6 từ phải sang) tháp tùng Đại tướng Võ Nguyên Giáp thăm lại phòng tuyến Cây Đa - Quán Giếng thuộc xã Vĩnh Thạnh (TP Nha Trang) năm 1993 - Ảnh gia đình cung cấp

Thiếu tướng Hà Vi Tùng (tên thật là Hà Đình Tùng) sinh ngày 8-12-1925 tại phường Minh Xuân, thị xã Tuyên Quang (nay là TP Tuyên Quang), tỉnh Tuyên Quang.

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ, ông kinh qua nhiều vị trí, chức vụ ở nhiều mặt trận.

Hòa bình lập lại, ông từng giữ chức tư lệnh Sư đoàn 341B; trưởng khoa nghệ thuật quân sự Viện Khoa học quân sự; cục trưởng Cục Quản lý khoa học quân sự thuộc Học viện Quân sự cao cấp; tham mưu trưởng Quân khu 1; hiệu trưởng Trường Sĩ quan Lục quân 3.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020