Chuyên mục  


Máy bay X-37B hạ cánh xuống Trung tâm Vũ trụ Kennedy. Ảnh: AP

Phương tiện hoạt động bằng năng lượng mặt trời trông giống tàu con thoi thu nhỏ hạ cánh ở Trung tâm Vũ trụ Kennedy của NASA. Nhiệm vụ trước đây của X-37B kéo dài 780 ngày. "Từ lần phóng đầu tiên của X-37B vào năm 2010, cỗ máy đã liên tiếp phá vỡ kỷ lục, cung cấp cho Mỹ khả năng thử nghiệm và tích hợp nhanh những công nghệ không gian mới", Jim Chilton, phó chủ tịch Boeing, công ty phát triển phương tiện, cho biết.

Lần đầu tiên, máy bay không gian bao gồm module dịch vụ thực hiện các thí nghiệm cho Phòng thí nghiệm nghiên cứu hải quân, Viện hàn lâm không quân Mỹ và nhiều đơn vị khác. Module này tách khỏi phương tiện trước khi rời khỏi quỹ đạo để đảm bảo hạ cánh an toàn. Trong số các thí nghiệm có một vệ tinh mang tên FalconSat-8 được thiết kế và chế tạo bởi Viện hàn lâm không quân Mỹ kết hợp với Phòng thí nghiệm nghiên cứu không quân. FalconSat-8 được triển khai vào tháng 10/2021 và vẫn ở trên quỹ đạo. Một thí nghiệm khác đánh giá ảnh hưởng của quá trình tiếp xúc bức xạ trong thời gian dài lên hạt giống.

Công nghệ được thử nghiệm trong chương trình X-37B bao gồm hệ thống dẫn đường, định vị và điều khiển tiên tiến, hệ thống bảo vệ nhiệt, điện tử hàng không, kết cấu nhiệt độ cao, cách nhiệt tái sử dụng, hệ thống bay điện cơ học siêu nhẹ, hệ thống đẩy cao cấp, vật liệu, bay trên quỹ đạo, hồi quyển và hạ cánh tự động, theo Lực lượng Không gian Mỹ.

"Nhiệm vụ này nêu bật trọng tâm của Không quân Mỹ vào hợp tác trong khám phá không gian và tăng cường tiếp cận không gian với chi phí thấp với các đối tác của chúng tôi", trung tướng Chance Saltzman của Lực lượng không gian Mỹ, cho biết.

Tính đến nay, X-37B đã bay tổng cộng 2 tỷ km và trải qua 3.774 ngày trong không gian sau 6 nhiệm vụ.

An Khang (Theo Phys.org)

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020