Chuyên mục  


Khi có thời gian rảnh (vài tuần hoặc vài tháng) thì ghé thăm con, gửi tiền giữ trẻ. Nay con tôi đã 9 tuổi, tôi muốn đưa con về ở chung nhưng người ta không cho nhận lại. Họ nói quý con tôi nên muốn chăm luôn. Tôi thương lượng thì họ nói tôi phải đưa thêm tiền mới trả con. Vậy tôi phải làm sao mới mang con tôi về được?

(Bạn đọc M.T - ********72) gửi câu hỏi tư vấn.

Luật sư Tào Văn Dũng (Đoàn luật sư TP.HCM) tư vấn về giữ trẻ (giữ người) trái pháp luật:

2712-tao-van-dung-ls-170369372433215735529.jpg

Luật sư Tào Văn Dũng

Hợp đồng gửi giữ trẻ và hành vi giữ người trái pháp luật:

Theo thông tin anh cho biết thì anh gửi con cho người giữ trẻ dịch vụ. Nên giữa anh và người giữ trẻ dịch vụ phát sinh hợp đồng gửi giữ trẻ. 

Đây là một quan hệ pháp luật dân sự và khi xảy ra tranh chấp thì các bên có thể thương lượng hòa giải trên nguyên tắc tôn trọng quyền lợi của nhau. 

Trong trường hợp không thể thương lượng được thì một trong hai bên có thể khởi kiện yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết theo quy định pháp luật chứ không thể thay thế bằng hình thức giữ người để đòi các khoản tiền.

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm (theo quy định tại khoản 1 điều 20 Hiến pháp năm 2013).

Do đó, hành vi giữ con và buộc phải đưa tiền mới cho nhận lại con là vi phạm pháp luật. Tùy theo mức độ hành vi mà bị xử phạt hành chính hay truy cứu trách nhiệm hình sự:

- Xử phạt hành chính:

Hành vi giữ người và buộc phải đưa tiền mới cho nhận lại con sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức xử phạt tiền từ 3 đến 5 triệu đồng. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (theo quy định tại điểm b khoản 2 và điểm a khoản 3 điều 15 nghị định 144/2021/NĐ-CP).

- Truy cứu trách nhiệm hình sự:

Người nào bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật thì bị xử lý hình sự tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật với hình phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm. 

Mức hình phạt có thể lên đến 12 năm nếu làm người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật chết hoặc tự sát; có hành vi tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt tàn bạo, vô nhân đạo hoặc hạ nhục phẩm giá nạn nhân; gây rối loạn tâm thần và hành vi của người bị bắt, giữ, giam trái pháp luật 46% trở lên (theo quy định tại điều 157 Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017).

Trình báo cơ quan có thẩm quyền:

Để bảo vệ con trẻ, anh cần làm đơn trình báo công an xã, phường, thị trấn nơi xảy ra sự việc. Kèm theo đơn là các tài liệu, chứng cứ về hành vi giữ người trái pháp luật mà anh thu thập được và các giấy tờ liên quan như: hợp đồng gửi giữ trẻ, giấy khai sinh, hộ khẩu thường trú của trẻ…

Cơ quan công an bằng nghiệp vụ của mình sẽ tiếp tục kiểm tra, xác minh, lấy lời khai ban đầu, thu thập thêm các chứng cứ để làm sáng tỏ vụ việc và xử phạt vi phạm. 

Trong trường hợp vụ việc phức tạp, có dấu hiệu tội "bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật" thì công an xã, phường, thị trấn sẽ chuyển hồ sơ cho cơ quan điều tra trực thuộc công an quận để điều tra làm rõ.

Mời bạn đọc gửi câu hỏi để được luật sư tư vấn

tu-van-phap-luat-16807518480442032276608.jpg

Đăng ký Tuổi Trẻ Sao TẠI ĐÂY

Với đội ngũ các luật sư và chuyên gia pháp lý dày dạn kinh nghiệm trên tất cả các lĩnh vực như hôn nhân - gia đình, kinh doanh - thương mại, mua bán đất đai, sở hữu trí tuệ, lao động, hộ tịch, thừa kế..., chuyên mục Tư vấn pháp luật trên Tuổi Trẻ Sao sẽ giải đáp thắc mắc của bạn một cách nhiệt tình, nhanh chóng, chính xác, hiệu quả.

Bạn đọc vui lòng gửi câu hỏi (gõ bằng tiếng Việt có dấu, font chữ UNICODE) về Tuổi Trẻ Sao qua địa chỉ tuvanphapluat@tuoitre.com.vn.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020