Chuyên mục  


Trong cuộc họp gần đây nhất vào tháng 10 với các nhà đầu tư, Tim Cook thừa nhận vẫn đang bị thiếu hụt iPhone do chuỗi cung ứng bị gián đoạn. Ảnh: buzzfeed.

Gần 3 năm sau khi Covid-19 bắt đầu, công ty có giá trị vốn hóa lớn nhất thế giới vẫn đang bị ảnh hưởng bởi chi phí gia tăng và mất nguồn cung tại các nhà máy Trung Quốc.

Tổng thiệt hại mà Apple phải gánh chịu do tác động của đại dịch đến nay vào khoảng 40 tỷ USD, sau nhiều quý liên tiếp bỏ lỡ doanh thu do chuỗi cung ứng gián đoạn và sản xuất iPhone không theo kịp đặt hàng, theo phân tích của Bloomberg.

Khoản thiệt hại kỷ lục

Apple có thể bị "hụt chỉ tiêu" lên đến 6 triệu chiếc iPhone 14 Pro và Pro Max trong quý cuối năm do gián đoạn sản xuất tại nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu. 2 mẫu điện thoại đầu bảng này được bán với giá lần lượt là 999 USD1.099 USD cho phiên bản tiêu chuẩn, lên tới 1.599 USD cho phiên bản bộ nhớ cao.

Giả sử phần lớn các đơn vị bán ra là phiên bản tiêu chuẩn, thì việc Apple thiếu sản lượng 6 triệu chiếc iPhone Pro và Pro Max đồng nghĩa với bỏ lỡ 6-7,2 tỷ USD doanh thu trong 3 tháng cuối năm.

Dịp lễ hội cuối năm thường là thời điểm bán chạy của dòng sản phẩm iPhone, và 3 tháng cuối năm 2022 có thể là thời điểm Apple gánh khoản thiệt hại hàng quý cao kỷ lục kể từ đầu đại dịch, theo ước tính của Bloomberg dựa trên các báo cáo tài chính và tình hình kinh doanh được Apple công khai trong các cuộc họp với các nhà đầu tư.

Khoản thiệt hại hàng quý lớn nhất đối với Apple trước đây rơi vào giai đoạn tháng 4-6. Đầu năm, công ty dự báo sẽ chịu thiệt hại từ 4-8 tỷ USD trong giai đoạn này, và đến giữa năm chính thức ghi nhận thiệt hại vào khoảng 4 tỷ USD.

Apple vẫn chưa công bố số liệu thống kê sau lần thiếu hụt iPhone mới nhất này, nhưng thừa nhận "Covid-19 đã tạm thời ảnh hưởng đến cơ sở lắp ráp iPhone 14 Pro và iPhone 14 Pro Max chính ở Trịnh Châu, Trung Quốc” trong một thông báo ngày 6/11.

Nhiều công nhân nhà máy Foxconn ở Trịnh Châu rời đi, công ty này rơi vào tình trạng thiếu công nhân và không thể đáp ứng sản lượng iPhone. Ảnh: Weibo.

Nhà máy này bị gián đoạn sản xuất do phải phong tỏa chống Covid-19. Công nhân phải ăn ngủ tại nhà máy, nhiều người phàn nàn rằng điều kiện sống kém và đã bỏ việc. Một số nguồn tin địa phương cho biết nhà máy Foxconn Thâm Quyến đã tăng lương theo giờ của các công nhân lên 3,32 USD kể từ đầu tháng 11, tăng 14% nhưng vẫn không tuyển đủ công nhân.

Nhà phân tích Ming-Chi Kuo cho biết vấn đề ở Trịnh Châu có thể làm giảm 10% năng lực sản xuất iPhone trên toàn cầu, vì đây là một trong những điểm lắp ráp iPhone chính của Apple.

Doanh thu có trở lại hay không?

Tuy nhiên các khoản này có thể chỉ là thiệt hại tạm thời. Khi sản xuất bắt kịp, có thể khách hàng vẫn mua thiết bị và khoản doanh thu này sẽ "trở lại" với Apple, nhưng điều này không chắc chắn.

“Chúng tôi tin rằng có một phần doanh thu bị bỏ lỡ có thể trở lại trong tương lai, và một phần sẽ không. Tuy nhiên tỷ lệ cụ thể của mỗi phần rất khó ước tính", Tim Cook, Giám đốc điều hành Apple, nói với các nhà đầu tư trong buổi báo cáo về tình hình kinh doanh quý III, diễn ra cuối tháng 10.

Ngoài iPhone, Apple đã tuyên bố trong 3 năm qua rằng doanh số bán iPad và máy Mac cũng bị ảnh hưởng vì gián đoạn chuỗi cung ứng.

Ngoài ra, lạm phát gia tăng, tăng trưởng kinh tế chậm lại và tỷ lệ thất nghiệp gia tăng cũng là trở ngại với Apple. USD mạnh hơn kéo theo giá iPhone cao hơn ở các thị trường ngoài Mỹ cũng là khó khăn Apple liên tục gặp phải kể từ năm 2020, khiến công ty mất thêm hàng tỷ USD doanh thu, và Tim Cook cũng nhắc lại khó khăn này trong cuộc họp mới nhất với các nhà đầu tư.

Cho đến khi các chính sách phong tỏa nghiêm ngặt của Trung Quốc được nới lỏng đáng kể, Apple vẫn sẽ tiếp tục gánh thiệt hại do đại dịch, theo Bloomberg.

Những câu chuyện bên trong Apple

Văn hóa bí mật luôn là một điểm đặc biệt của Apple. Cuộc đời Steve Jobs, Tim Cook và quá trình sáng tạo những sản phẩm quan trọng như iPhone thường chỉ được tiết lộ qua những trang sách, nơi các tác giả dành nhiều năm để mang tới những câu chuyện hấp dẫn

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020