Kết quả phân tích hóa thạch 150 triệu năm ở Bắc Mỹ tiết lộ loài khủng long dài nhất từng tồn tại trên Trái Đất (dựa trên xương hoàn chỉnh). Sinh vật được đặt tên là Supersaurus dài 39 - 42 m tính từ mõm tới đuôi, vượt xa kỷ lục 33 m mà loài Diplodocus hallorum nắm giữ trong nhiều năm. Mặc dù vậy, Supersaurus không phải là loài khủng long nặng nhất. Kỷ lục đó thuộc về Argentinosaurus nặng 82 tấn, gần gấp đôi Supersaurus. Phát hiện được công bố hôm 5/11 tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học Động vật có xương sống. Ảnh: Sean Fox/Gustavo Monro
Kết quả phân tích hóa thạch 150 triệu năm ở Bắc Mỹ tiết lộ loài khủng long dài nhất từng tồn tại trên Trái Đất (dựa trên xương hoàn chỉnh). Sinh vật được đặt tên là Supersaurus dài 39 - 42 m tính từ mõm tới đuôi, vượt xa kỷ lục 33 m mà loài Diplodocus hallorum nắm giữ trong nhiều năm. Mặc dù vậy, Supersaurus không phải là loài khủng long nặng nhất. Kỷ lục đó thuộc về Argentinosaurus nặng 82 tấn, gần gấp đôi Supersaurus. Phát hiện được công bố hôm 5/11 tại hội nghị thường niên của Hiệp hội Cổ sinh vật học Động vật có xương sống. Ảnh: Sean Fox/Gustavo Monro
Hóa thạch khủng long chết khi ấp trứng trở thành phát hiện "có một không hai" trong lịch sử. Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Bulletin vào tháng 5, con khủng long giống đà điểu này - thuộc họ Oviraptoridae - sống cách đây 70 triệu năm ở vùng đất là tỉnh Giang Tây, miền nam Trung Quốc ngày nay. Nó chết khi đang ấp 24 quả trứng và 7 quả trong đó có phôi thai. Ảnh: Zhao Chuang
Hóa thạch khủng long chết khi ấp trứng trở thành phát hiện "có một không hai" trong lịch sử. Theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Science Bulletin vào tháng 5, con khủng long giống đà điểu này - thuộc họ Oviraptoridae - sống cách đây 70 triệu năm ở vùng đất là tỉnh Giang Tây, miền nam Trung Quốc ngày nay. Nó chết khi đang ấp 24 quả trứng và 7 quả trong đó có phôi thai. Ảnh: Zhao Chuang
Một nghiên cứu công bố vào tháng 4 trên tạp chí Science tiết lộ có tới 2,5 tỷ khủng long bạo chúa T-rex từng tồn tại trong 2,5 triệu năm cuối cùng của kỷ Phấn trắng, cách đây 66 - 145 triệu năm, trước khi bị xóa sổ bởi thiên thạch. Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học California, Berkeley, đã xem xét tất các yếu tố từ mật độ phân bố, kích thước môi trường sống, đến khoảng cách thế hệ và tổng số thế hệ để xác định con số này. Mặc dù từng phân bố rộng khắp Bắc Mỹ, rất hiếm hóa thạch T-rex còn lưu giữ cho tới ngày nay, với chưa đến 100 mẫu vật được khai quật. Một trong số đó đã lập kỷ lục đấu giá 31,9 triệu USD. Ảnh: Spencer Platt
Một nghiên cứu công bố vào tháng 4 trên tạp chí Science tiết lộ có tới 2,5 tỷ khủng long bạo chúa T-rex từng tồn tại trong 2,5 triệu năm cuối cùng của kỷ Phấn trắng, cách đây 66 - 145 triệu năm, trước khi bị xóa sổ bởi thiên thạch. Các nhà cổ sinh vật học từ Đại học California, Berkeley, đã xem xét tất các yếu tố từ mật độ phân bố, kích thước môi trường sống, đến khoảng cách thế hệ và tổng số thế hệ để xác định con số này. Mặc dù từng phân bố rộng khắp Bắc Mỹ, rất hiếm hóa thạch T-rex còn lưu giữ cho tới ngày nay, với chưa đến 100 mẫu vật được khai quật. Một trong số đó đã lập kỷ lục đấu giá 31,9 triệu USD. Ảnh: Spencer Platt
Một bộ xương khủng long mặt sừng Psittacosaurus được bảo quản hoàn hảo ở Trung Quốc cho phép các nhà khoa học lần đầu tái tạo cơ quan sinh dục của khủng long. Trong khi hầu hết động vật hữu nhũ có hai đến ba lỗ riêng biệt để thải phân, bài tiết nước tiểu và sinh sản, các loài lưỡng cư, chim, bò sát và thú đơn huyệt chỉ có một lỗ đa năng duy nhất - được gọi là lỗ huyệt - cho tất cả nhiệm vụ này và khủng long là một ví dụ. Công trình nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Current Biology vào tháng 1 cho lấy lỗ huyệt của Psittacosaurus có hai chỗ phình, nơi có thể chứa các tuyến mùi hương mà loài bò sát tiền sử này sử dụng để thu hút bạn tình, một đặc điểm giải phẫu cũng được quan sát thấy ở cá sấu ngày nay. Ảnh: Bob Nicholls
Một bộ xương khủng long mặt sừng Psittacosaurus được bảo quản hoàn hảo ở Trung Quốc cho phép các nhà khoa học lần đầu tái tạo cơ quan sinh dục của khủng long. Trong khi hầu hết động vật hữu nhũ có hai đến ba lỗ riêng biệt để thải phân, bài tiết nước tiểu và sinh sản, các loài lưỡng cư, chim, bò sát và thú đơn huyệt chỉ có một lỗ đa năng duy nhất - được gọi là lỗ huyệt - cho tất cả nhiệm vụ này và khủng long là một ví dụ. Công trình nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Current Biology vào tháng 1 cho lấy lỗ huyệt của Psittacosaurus có hai chỗ phình, nơi có thể chứa các tuyến mùi hương mà loài bò sát tiền sử này sử dụng để thu hút bạn tình, một đặc điểm giải phẫu cũng được quan sát thấy ở cá sấu ngày nay. Ảnh: Bob Nicholls
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports trong tháng này tiết lộ khủng long chân thú săn mồi lớn có thể chạy nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Phân tích loạt dấu chân hóa thạch 100 triệu năm ở miền bắc Tây Ban Nha cho thấy chúng có khả năng "phi nước đại" với tốc độ lên tới 44,6 km/h, một con số đáng kinh ngạc nếu nhìn vào thân hình đồ sộ của chúng. Nhóm nghiên cứu không thể xác định loài khủng long chân thú nào đã tạo ra vết chân, nhưng có thể tính toán được chúng cao khoảng 2 m và dài 4 - 5 m. Ảnh: Pablo Navarro-Lorbes/Alberto Labrador
Nghiên cứu công bố trên tạp chí Scientific Reports trong tháng này tiết lộ khủng long chân thú săn mồi lớn có thể chạy nhanh hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây. Phân tích loạt dấu chân hóa thạch 100 triệu năm ở miền bắc Tây Ban Nha cho thấy chúng có khả năng "phi nước đại" với tốc độ lên tới 44,6 km/h, một con số đáng kinh ngạc nếu nhìn vào thân hình đồ sộ của chúng. Nhóm nghiên cứu không thể xác định loài khủng long chân thú nào đã tạo ra vết chân, nhưng có thể tính toán được chúng cao khoảng 2 m và dài 4 - 5 m. Ảnh: Pablo Navarro-Lorbes/Alberto Labrador
Một loài khủng long răng cá mập khổng lồ lớn ngang T-rex đã được phát hiện tại Uzbekistan, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Royal Society Open Science vào tháng 9. Sinh vật đại diện cho một loài mới - có tên là Ulughbegsaurus uzbekistanensis - dài gần 8 m và có thể nặng đến 6 tấn. Với kích thước vượt trội và bộ hàm mạnh mẽ, nó trở thành kẻ săn mồi đầu bảng trong hệ sinh thái cách đây 90 triệu năm, sớm hơn 7 triệu năm trước so với T-rex. Thực đơn của U. uzbekistanensis bao gồm cả những loài khủng long có sừng và khủng long cổ dài. Ảnh: Julius Csotonyi
Một loài khủng long răng cá mập khổng lồ lớn ngang T-rex đã được phát hiện tại Uzbekistan, theo nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Royal Society Open Science vào tháng 9. Sinh vật đại diện cho một loài mới - có tên là Ulughbegsaurus uzbekistanensis - dài gần 8 m và có thể nặng đến 6 tấn. Với kích thước vượt trội và bộ hàm mạnh mẽ, nó trở thành kẻ săn mồi đầu bảng trong hệ sinh thái cách đây 90 triệu năm, sớm hơn 7 triệu năm trước so với T-rex. Thực đơn của U. uzbekistanensis bao gồm cả những loài khủng long có sừng và khủng long cổ dài. Ảnh: Julius Csotonyi
Sau 15 năm thu thập và phân tích hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học cuối cùng đã có đủ dữ liệu để công nhận khủng long chân thằn lằn Australotitan cooperensis là một loài mới trong chi Titanosaurus. Với chiều cao ước tính 5 - 6,5 m, dài 25 - 30 m và nặng tới 67 tấn, gấp hơn 10 lần khối lượng của một con voi đồng cỏ châu Phi trưởng thành, đây là loài khủng long lớn nhất từng được phát hiện ở Australia. Theo báo cáo trên tạp chí PeerJ vào tháng 5, A. cooperensi có quan hệ mật thiết với các loài Titanosaurus khổng lồ ở Nam Mỹ và châu Á, tiết lộ rằng chúng có thể đã di cư từ Nam Mỹ qua Nam Cực và đến Australia khi các lục địa này chưa tách rời. Ảnh: Bảo tàng Queensland
Sau 15 năm thu thập và phân tích hóa thạch, các nhà cổ sinh vật học cuối cùng đã có đủ dữ liệu để công nhận khủng long chân thằn lằn Australotitan cooperensis là một loài mới trong chi Titanosaurus. Với chiều cao ước tính 5 - 6,5 m, dài 25 - 30 m và nặng tới 67 tấn, gấp hơn 10 lần khối lượng của một con voi đồng cỏ châu Phi trưởng thành, đây là loài khủng long lớn nhất từng được phát hiện ở Australia. Theo báo cáo trên tạp chí PeerJ vào tháng 5, A. cooperensi có quan hệ mật thiết với các loài Titanosaurus khổng lồ ở Nam Mỹ và châu Á, tiết lộ rằng chúng có thể đã di cư từ Nam Mỹ qua Nam Cực và đến Australia khi các lục địa này chưa tách rời. Ảnh: Bảo tàng Queensland
Đầu tháng 12, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Chile công bố phát hiện một loài khủng long bọc giáp chưa từng được biết đến với chiếc đuôi "độc nhất vô nhị". Sinh vật được đặt tên là Stegouros elengassen dài khoảng 2 m, nặng 150 kg và thuộc chi khủng long ăn cỏ Ankylosaurus. Trong khi hầu hết các loài Ankylosaurus đặc trưng bởi chiếc đuôi chùy tương đối dài, S. elengassen lại có chiếc đuôi ngắn và dẹt giống như thanh kiếm Macuahuitl của người Aztec. Nó đóng vai trò như vũ khí tự vệ để xua đuổi kẻ săn mồi. Hóa thạch hơn 72 triệu năm tuổi của sinh vật được tìm thấy tại một vùng cát lún ở đồng bằng sông Patagonia của Chile. Ảnh: Luis Perez López
Đầu tháng 12, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Chile công bố phát hiện một loài khủng long bọc giáp chưa từng được biết đến với chiếc đuôi "độc nhất vô nhị". Sinh vật được đặt tên là Stegouros elengassen dài khoảng 2 m, nặng 150 kg và thuộc chi khủng long ăn cỏ Ankylosaurus. Trong khi hầu hết các loài Ankylosaurus đặc trưng bởi chiếc đuôi chùy tương đối dài, S. elengassen lại có chiếc đuôi ngắn và dẹt giống như thanh kiếm Macuahuitl của người Aztec. Nó đóng vai trò như vũ khí tự vệ để xua đuổi kẻ săn mồi. Hóa thạch hơn 72 triệu năm tuổi của sinh vật được tìm thấy tại một vùng cát lún ở đồng bằng sông Patagonia của Chile. Ảnh: Luis Perez López
Trong một nghiên cứu xuất bản hôm 29/9 trên tạp chí Scientific Reports, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Southampton báo cáo phát hiện hai loài khủng long ăn thịt mới có khuôn mặt giống như cá sấu sống cách đây khoảng 125 triệu năm. Một loài được đặt tên là Ceratosuchops inferodios (bên trái trong ảnh), có nghĩa là "diệc địa ngục" do có phong cách săn mồi tương tự loài diệc ngày nay. Chúng thường lội xuống các vùng nước nông để bắt cá, rùa và cá sấu non, nhưng cũng săn cả động vật có vú và các loài khủng long khác trên cạn. Loài khủng long còn lại được gọi là Riparovenator milnerae, có nghĩa "thợ săn bờ sông Milner". Milner ở đây không phải tên của một con sông mà để tưởng nhớ nhà cổ sinh vật học người Anh Angela Milner. Cả hai kẻ săn mồi này đều dài gần 9 m và được xếp vào họ Đại long xương gai (Spinosauridae). Ảnh: Anthony Hutchings
Trong một nghiên cứu xuất bản hôm 29/9 trên tạp chí Scientific Reports, các nhà cổ sinh vật học từ Đại học Southampton báo cáo phát hiện hai loài khủng long ăn thịt mới có khuôn mặt giống như cá sấu sống cách đây khoảng 125 triệu năm. Một loài được đặt tên là Ceratosuchops inferodios (bên trái trong ảnh), có nghĩa là "diệc địa ngục" do có phong cách săn mồi tương tự loài diệc ngày nay. Chúng thường lội xuống các vùng nước nông để bắt cá, rùa và cá sấu non, nhưng cũng săn cả động vật có vú và các loài khủng long khác trên cạn. Loài khủng long còn lại được gọi là Riparovenator milnerae, có nghĩa "thợ săn bờ sông Milner". Milner ở đây không phải tên của một con sông mà để tưởng nhớ nhà cổ sinh vật học người Anh Angela Milner. Cả hai kẻ săn mồi này đều dài gần 9 m và được xếp vào họ Đại long xương gai (Spinosauridae). Ảnh: Anthony Hutchings
Hóa thạch khoảng 72 triệu năm được tìm thấy ở bang Coahuila, miền bắc Mexico, tiết lộ một loài khủng long mỏ vịt mới với chiếc mào khổng lồ. Sinh vật được đặt tên là Tlatolophus galorum dài từ 8 đến 12 m, trong đó chỉ riêng phần đuôi đã chiếm khoảng 6 m. Hộp sọ gần như nguyên vẹn cho thấy nó có một chiếc mào khổng lồ bằng xương rỗng dài tới 1,32 m, kéo dài từ mõm ra phía sau đầu. Khám phá được công bố trên tạp chí tạp chí Cretaceous Research hôm 13/5. Ảnh: Marco Pineda
Hóa thạch khoảng 72 triệu năm được tìm thấy ở bang Coahuila, miền bắc Mexico, tiết lộ một loài khủng long mỏ vịt mới với chiếc mào khổng lồ. Sinh vật được đặt tên là Tlatolophus galorum dài từ 8 đến 12 m, trong đó chỉ riêng phần đuôi đã chiếm khoảng 6 m. Hộp sọ gần như nguyên vẹn cho thấy nó có một chiếc mào khổng lồ bằng xương rỗng dài tới 1,32 m, kéo dài từ mõm ra phía sau đầu. Khám phá được công bố trên tạp chí tạp chí Cretaceous Research hôm 13/5. Ảnh: Marco Pineda
Theo Live Science/National Geographic