Mất tiền tỷ khi chủ hụi bỏ trốn
Sự việc chủ hụi bỏ trốn gây xôn xao mới đây xảy ra trên địa bàn xã Quỳnh Long, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Ông Trần Văn Nguyện, Chủ tịch UBND xã Quỳnh Long thông tin, có hàng trăm hộ dân trên địa bàn xã đã gửi tiền vào đường dây tín dụng này. Ước tính số tiền hàng trăm tỷ đồng. Đó là chưa kể, còn có nhiều nạn nhân khác ở khắp các xã khác trên địa bàn huyện Quỳnh Lưu.
Riêng ở xã Quỳnh Long có ít nhất 4 đầu mối huy động tiền. Chính quyền địa phương đã cắt cử nhiều người để đảm bảo an ninh trật tự cũng như báo cáo sự việc lên UBND huyện để có hướng xử lý.
Trước đó, tối 18/10, hàng trăm người dân xã Quỳnh Long tập trung trước căn nhà của bà T.T.H. (57 tuổi, xóm Minh Thành, xã Quỳnh Long) khi nghe thông tin đường dây "tín dụng đen" này vỡ nợ. Thông tin ban đầu, bà H. là một trong những người cầm đầu đường dây tín dụng ở xã này. Nhiều người dân mang loa tới trước cổng nhà bà H., phát nhạc đám ma, hò hét ầm ĩ… Tuy nhiên, không có kết quả do nhà bà H. đóng kín cổng.
Tiếp đó, người dân tiếp tục kéo đến nhà của một đầu mối khác là bà B.T.N. (56 tuổi, thôn Cộng Hòa, xã Quỳnh Long). Tuy nhiên, nhà bà N. cũng đóng cửa then cài.
Theo người dân, đường dây huy động vốn này do một nhóm người có họ hàng với nhau tại địa phương chủ hụi. Ban đầu, nhóm người này trả tiền lãi suất rất lớn, cao hơn ngân hàng, nên dần dần người dân bắt đầu tin tưởng gửi tiền. Thống kê chưa đầy đủ, số tiền huy động của người dân lên đến hàng trăm tỉ đồng. Bởi ngoài những người khá giả thì có rất đông hộ dân khó khăn cũng tin tưởng gửi tiền.
Hàng trăm người dân kéo đến nhà chủ hụi để đòi tiền.
Cảnh giác trước hụi, họ
Cơ quan chức năng cho biết, hụi, họ, phường vốn là một tập quán quen thuộc với nhiều người dân Việt Nam. Thực tế cho thấy, đây là một trong những hình thức huy động vốn khá phổ biến hiện nay trong nhân dân. Về bản chất, hình thức này đã giúp người chơi cùng tham gia góp vốn có được một khoản tiền lớn để phát triển kinh tế mà không phải chịu lãi suất cao, nhiều người được hưởng lợi.
Ảnh minh họa.
Điều 471 Bộ luật Dân sự năm 2015 nêu rõ: "Họ, hụi, phường là hình thức giao dịch về tài sản theo tập quán trên cơ sở thỏa thuận của một nhóm người tập hợp nhau lại cùng định ra số người, thời gian, số tiền hoặc tài sản khác, thể thức góp, lĩnh họ và quyền, nghĩa vụ của các thành viên...". Pháp luật không cấm hình thức này, nhưng có những quy định rõ ràng nhằm bảo vệ quyền lợi người chơi. Hoạt động này chỉ bị cấm khi có sự lợi dụng để cho vay nặng lãi hoặc chiếm đoạt tài sản.
Nếu hoạt động đúng quy định thì đây cũng là cách góp vốn và vay vốn dễ dàng, phù hợp với điều kiện sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên, điều đáng nói hiện nay, hình thức chơi phường, hụi đang bị biến tướng, gây nên những cơn "lốc hụi", "bão phường" ở các làng quê.
Tuy nhiên, vì tin tưởng lẫn nhau, nhiều người chơi hụi/họ/phường không nắm rõ quyền lợi của mình, dẫn đến mất cảnh giác và tạo điều kiện cho những vụ vỡ hụi xảy ra. Một số chủ hụi lợi dụng việc huy động vốn, lòng tin và sự thiếu hiểu biết của người dân để chiếm đoạt tài sản. Dù các cơ quan chức năng liên tục cảnh báo, người dân vẫn tiếp tục tham gia với hy vọng sinh lời từ khoản tiền nhàn rỗi của mình.
Hàng chục hộ dân hoang mang vì chủ hụi bỏ trốn
Chủ hụi dùng chiêu để “hốt” tiền tỉ, nhiều người “chết đứng”
Lực lượng chức năng khuyến cáo, để tránh các hậu quả đáng tiếc xảy ra, người dân nên chọn lựa các hình thức đầu tư, tiết kiệm, tích góp phù hợp, an toàn. Nếu chọn hình thức chơi phường, hụi thì phải cân nhắc và thận trọng trong việc lựa chọn chủ hụi. Nắm vững các quy định của pháp luật liên quan đến chơi hụi, góp vốn; vừa để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình, vừa đề phòng rủi ro, tránh vi phạm pháp luật trong quá trình chơi hụi.
Đồng thời, người dân nên lập văn bản và yêu cầu công chứng các thỏa thuận về hụi. Nếu chủ hụi điều hành từ 2 dây hụi trở lên hoặc số tiền góp hụi từ 100 triệu trở lên thì phải báo cho UBND xã, phường biết để rà soát, quản lý, theo dõi và phòng ngừa. Người dân phải tỉnh táo, cảnh giác trước các chiêu trò lừa đảo của các đối tượng, phòng tránh rủi ro khi tham gia chơi hụi, hạn chế thiệt hại, thất thoát về tài sản.
Lợi dụng mạng xã hội, Lê Cẩm Tú đã tạo nhiều nhóm Zalo cho nhiều hụi viên tham gia rồi tạo các nickname ảo để chiếm đoạt hàng trăm triệu đồng của hụi viên.
Cách tính thuế thu nhập cá nhân năm 2025