Chuyên mục  


ninh-binh-17293281126111377193788-0-0-500-800-crop-17293281640241830434535.jpegNghệ An: Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho hơn 11.400 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở

GĐXH - Toàn tỉnh Nghệ An có 3.797 tổ bảo vệ an ninh, trật tự, với hơn 11.400 thành viên. Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho lực lượng này từ 1,1 đến 2 triệu đồng.

Tiêu chí thành lập, số lượng thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại Sơn La

Tại thôn, bản, xóm, tiểu khu, tổ dân phố (gọi chung là bản) được hình thành ở xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh Sơn La theo Nghị quyết của HĐND tỉnh về việc thành lập, sáp nhập và đặt tên bản, tiểu khu, tổ dân phố được thành lập 1 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Mỗi tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở có 3 thành viên, gồm có 1 tổ trưởng, 1 tổ phó và tổ viên.

Sơn La thành lập 2.248 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hơn 6.700 thành viên

Theo Quyết định của UBND tỉnh Sơn La, toàn tỉnh Sơn La thành lập 2.248 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với tổng số 6.744 thành viên.

Trong đó, thành phố Sơn La có 139 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với tổng số 417 thành viên.

ttcs-1730012745754296719220.jpg

Sơn La thành lập 2.248 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, hơn 6.700 thành viên. Ảnh minh hoạ

Huyện Thuận Châu có 336 tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở, với tổng số 1.008 thành viên.

Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng

Thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La được hưởng mức chi hỗ trợ thường xuyên hằng tháng như sau:

STT

Chức danh

Mức hỗ trợ/người/tháng

Bản loại I

Bản loại II

Bản loại III

1

Tổ trưởng

1.200.000

1.150.000

1.100.000

2

Tổ phó

1.150.000

1.100.000

1.050.000

3

Tổ viên

1.100.000

1.050.000

1.000.000

Như vậy, với tổng số 6.744 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Sơn La, mỗi tháng phải chi khoảng hơn 7 tỷ đồng để duy trì riêng mức chi hỗ trợ thường xuyên hằng tháng như đã nêu trên.

Mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm y tế

Thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La được hỗ trợ 100% mức đóng của người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện theo mức chuẩn nghèo của khu vực nông thôn theo quy định của Chính phủ (ngoài mức hỗ trợ đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện được quy định tại điểm a, b, c khoản 1 Điều 14 Nghị định số 134/2015/NĐ-CP ngày 29/12/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo hiểm xã hội về bảo hiểm xã hội tự nguyện) và của người tham gia Bảo hiểm y tế tự đóng theo quy định Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế (tổng mức hỗ trợ tại thời điểm năm 2024 là 378.000 đồng/người/tháng, gồm 297.000 đồng hỗ trợ tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, 81.000 đồng hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế tự đóng).

Hỗ trợ bảo hiểm xã hội tự nguyện không áp dụng đối với người thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.

Hỗ trợ bảo hiểm y tế không áp dụng với người tham gia bảo hiểm y tế thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc, nhóm do tổ chức bảo hiểm xã hội đóng và nhóm do ngân sách nhà nước hỗ trợ 100% mức đóng.

Mức hỗ trợ tiền tuất, mai táng phí

Chính sách cho thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm y tế thực hiện theo quy định tại Điều 5 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP ngày 16/4/2024 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở.

Trong thời gian ốm đau, bị tai nạn, bị thương: Chi phí khám, chữa bệnh như mức hưởng bảo hiểm y tế cho hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên trong Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an, tối đa không quá 15 ngày/đợt điều trị; nếu hết 15 ngày bệnh vẫn chưa ổn định thì được điều trị đến khi ổn định và được hỗ trợ chi trả theo hóa đơn thực tế khám, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/đợt điều trị, mỗi năm hỗ trợ tối đa 2 lần (có hồ sơ bệnh án kèm theo).

Mức hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú, kể cả trường hợp vết thương tái phát cho đến khi ổn định sức khỏe ra viện bằng mức tiền ăn cơ bản của hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên trong Công an nhân dân theo quy định của Bộ Công an.

nghe-an-17298460886932097689976-0-0-687-1100-crop-172984616646349378065.jpgNghệ An: Lực lượng bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở đạt nhiều thành tích ấn tượng sau hơn 3 tháng hoạt động

GĐXH - Sau hơn 3 tháng đi vào hoạt động, lực lượng tham gia bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở tại Nghệ An đạt được nhiều thành tích ấn tượng.

Chính sách cho thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở chưa tham gia bảo hiểm xã hội thực hiện theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 40/2024/NĐ-CP.

Trường hợp bị tai nạn: Chi phí khám, chữa bệnh như mức đóng bảo hiểm xã hội cho hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ, học viên trong Công an nhân dân; được hỗ trợ tiền ăn hằng ngày trong thời gian điều trị nội trú theo quy định của Bộ Công an và được hỗ trợ chi trả theo hóa đơn thực tế khám, chữa bệnh nhưng tối đa không quá 2.000.000 đồng/đợt điều trị, mỗi năm hỗ trợ tối đa 2 lần (có hồ sơ bệnh án kèm theo).

Trường hợp tai nạn dẫn đến chết, kể cả trong thời gian điều trị lần đầu, thì thân nhân được trợ cấp tiền tuất bằng 36 tháng mức hỗ trợ hiện hưởng; người lo mai táng được nhận tiền mai táng phí bằng 10 tháng mức hỗ trợ hiện hưởng (nếu không thuộc đối tượng hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội).

Mức hỗ trợ thôi việc

Đối với Công an viên ở bản; Bảo vệ dân phố; Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng dôi dư khi thành lập tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở và các thành viên của tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà thôi làm nhiệm vụ theo quyết định của cấp có thẩm quyền thì được hưởng mức hỗ trợ một lần bằng tiền tương đương mức hỗ trợ được hưởng tại thời điểm trước khi thôi làm nhiệm vụ, tương ứng với thời gian liên tục người hưởng mức hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ Công an viên ở bản; Bảo vệ dân phố; Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng; thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở nhưng tối đa không quá 3 tháng. Mốc thời gian để tính chế độ thôi việc được tính từ khi có quyết định bổ nhiệm Công an viên ở bản; Bảo vệ dân phố; Đội trưởng, Đội phó đội dân phòng và quyết định công nhận thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở theo quy định của pháp luật.

STT

Thời gian liên tục người hưởng mức hỗ trợ thực hiện nhiệm vụ

Mức hỗ trợ được hưởng khi nghỉ việc

1

Dưới 12 tháng

1 tháng

2

Từ đủ 12 tháng đến dưới 18 tháng

1,4 tháng

3

Từ đủ 18 tháng đến dưới 24 tháng

1,8 tháng

4

Từ đủ 24 tháng đến dưới 30 tháng

2,2 tháng

5

Từ đủ 30 tháng đến dưới 36 tháng

2,6 tháng

6

Từ đủ 36 tháng trở lên

3,0 tháng

Quy định này không áp dụng đối với thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở bị kỷ luật buộc thôi việc, bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Mức hỗ trợ kiêm nhiệm

Thành thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở mà kiêm nhiệm các chức danh người trực tiếp tham gia hoạt động ở bản thì được hưởng 100% mức hỗ trợ của từng chức danh kiêm nhiệm (kiêm nhiệm không quá 2 chức danh) quy định tại điểm a khoản 2 Điều 1 Nghị quyết số 80/2024/NQ-HĐND ngày 1/7/2024 quy định mức phụ cấp, chế độ kiêm nhiệm đối với người trực tiếp tham gia hoạt động ở thôn, bản, xóm, tiểu khu, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Sơn La.

Các chế độ, chính sách khác

Ngoài ra, thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Sơn La còn được bồi dưỡng khi được huy động thực hiện nhiệm vụ theo kế hoạch của cấp có thẩm quyền; hỗ trợ mua sắm, sửa chữa phương tiện, thiết bị, trang phục…; chi hỗ trợ công tác tập huấn, diễn tập…

hb-1728892258426640756511-84-0-428-550-crop-17288923133781043427570.jpgHòa Bình: Mỗi tháng chi bao nhiêu tiền để hỗ trợ thường xuyên hằng tháng cho 4.459 thành viên tổ bảo vệ an ninh, trật tự ở cơ sở?

GĐXH - Toàn tỉnh Hòa Bình có tổng cộng 1.482 tổ bảo vệ an ninh, trật tự tại cơ sở với 4.459 thành viên (trong đó có 1.482 tổ trưởng, 1.482 tổ phó và 1.495 tổ viên). Mức hỗ trợ thường xuyên hằng tháng đối với lực lượng này từ 1,4 đến 1,8 triệu đồng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020