Chuyên mục  


Liên quan đến ca bệnh dương tính với virus đậu mùa khỉ (monkeypox) ghi nhận tại Đồng Nai, Bộ Y tế cho biết đậu mùa khỉ là bệnh truyền nhiễm nhóm B (gồm các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có khả năng lây truyền nhanh và có thể gây tử vong).

Đậu mùa khỉ không phải là bệnh mới. Tại Việt Nam, bệnh nhân ở Đồng Nai là ca bệnh mắc đậu mùa khỉ thứ 3 được ghi nhận đến thời điểm hiện tại.

edit-photo-1-16956274825241672135179.png

Bệnh nhân đậu mùa khỉ được phát hiện và điều trị tại Việt Nam

Trước đó, ngày 3-10-2022, Bộ Y tế báo cáo Việt Nam phát hiện ca đậu mùa khỉ đầu tiên. Bệnh nhân là nữ, 35 tuổi, thường trú TP HCM, khởi phát bệnh khi đang du lịch tại Dubai (các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất). Bệnh nhân thứ hai là nữ, 38 tuổi, được xác định từ Dubai về TP HCM và có tiếp xúc với ca bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên tại Việt Nam.

Đọc thêm
  • z377831460731052ea12ef2dbb46f1a20f32afe6e354d6-16662268248681700652575.jpg
    Ghi nhận thêm 1 trường hợp đậu mùa khỉ, HCDC tiếp tục điều tra dịch tễ
  • 6-ong-nguyen-hong-tam-pho-giam-doc-trung-tam-kiem-soat-benh-tat-2-1666266885562959124450.jpg
    Bệnh nhân mắc đậu mùa khỉ thứ 2 thường trú tại Tuyên Quang sao lại bay về TP HCM?

Bộ Y tế cho biết thời gian ủ bệnh đậu mùa khỉ thường 6-13 ngày, nhưng có thể dao động từ 5-21 ngày. Biểu hiện triệu chứng có thể khác nhau tùy thuộc vào từng giai đoạn bệnh, nhưng tương tự như bệnh đậu mùa.

Các triệu chứng thường thấy như là: Sốt, đau đầu, đau cơ, đau lưng, sưng hạch bạch huyết, ớn lạnh, mệt mỏi, phát ban có thể nhìn giống như mụn nước xuất hiện trên mặt, bên trong miệng hoặc ở các bộ phận khác của cơ thể như bàn tay, bàn chân, ngực, bộ phận sinh dục hoặc hậu môn. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2-3 tuần.

Để chủ động phòng chống dịch bệnh đậu mùa khỉ, Bộ Y tế đã ban hành khuyến cáo người dân chủ động thực hiện các biện pháp phòng như: Che miệng và mũi khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay bằng xà phòng và nước sạch hoặc dung dịch sát khuẩn ngay sau khi ho, hắt hơi.

Người có triệu chứng phát ban cấp tính không rõ nguyên nhân kèm theo một hoặc nhiều triệu chứng nghi ngờ cần chủ động liên hệ với cơ sở y tế để được theo dõi, tư vấn kịp thời. Đồng thời, cần chủ động tự cách ly, tránh quan hệ tình dục.

Người đến các quốc gia có lưu hành dịch bệnh đậu mùa khỉ cần tránh tiếp xúc với động vật có vú (chết hoặc sống) như: Động vật gặm nhấm, thú có túi, động vật linh trưởng có thể chứa virus đậu mùa khỉ. Khi quay trở về Việt Nam cần chủ động khai báo với cơ quan y tế địa phương để được tư vấn.

Ngày 25-9, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đồng Nai cho hay trên địa bàn vừa ghi nhận một ca bệnh dương tính với virus đậu mùa khỉ. Bệnh nhân là nam, 25 tuổi, ngụ xã Xuân Trường, huyện Xuân Lộc, tạm trú tại TP HCM. Đây là ca đậu mùa khỉ đầu tiên trên địa bàn.

Ngày 17-9, bệnh nhân khởi phát bệnh và có các triệu chứng như sốt, ớn lạnh, vã mồ hôi , ngứa, nổi mụn mủ ở cơ quan sinh dục. Bệnh nhân đi khám, điều trị tại phòng khám tư nhưng bệnh không giảm.

Ngày 22-9, bệnh nhân đến khám tại Bệnh viện Da liễu TP HCM, ghi nhận hết sốt, còn ngứa, thêm các triệu chứng như nổi hạch bẹn, phát ban dạng mủ tại vùng mặt, niêm mạc miệng, lòng bàn tay, chân, cơ quan sinh dục. Nghi ngờ bệnh nhân nhiễm đậu mùa khỉ, Bệnh viện Da liễu TP HCM đã lấy mẫu gửi Viện Pasteur TP HCM và cho kết quả dương tính với virus đậu mùa khỉ.

Theo điều tra dịch tễ, bệnh nhân làm nghề kinh doanh tự do, thường xuyên di chuyển và tiếp xúc với nhiều người. Từ ngày 28-8 đến ngày 17-9 chưa ghi nhận bệnh nhân đi nước ngoài hoặc tiếp xúc với người nước ngoài. 

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020