Chuyên mục  


nghi-le1-16792967207551986239031-0-0-488-780-crop-16792967769811112705605.jpgDịp nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 người lao động được nghỉ 5 ngày liên tục

GĐXH - Do ngày Giỗ tổ Hùng Vương liền kề dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 nên năm nay người lao động được nghỉ dài ngày. Theo đó, người lao động sẽ được nghỉ 5 ngày liên tục.

Giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4 - 1/5 năm nay, người lao động được nghỉ mấy ngày?

Theo quy định tại Điều 112, Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động sẽ được nghỉ 1 ngày - Ngày chiến thắng (30/4) và 1 ngày dịp Quốc tế lao động (1/5); ngày giỗ Tổ Hùng Vương được nghỉ 1 ngày (ngày 10/3 Âm lịch). Như vậy, tổng số ngày nghỉ cho cả 3 dịp lễ ở trên sẽ là 3 ngày.

Tuy nhiên, năm 2023, số ngày nghỉ sẽ được tăng lên thành 5 ngày liên tục do các ngày lễ và ngày nghỉ hàng tuần sát nhau. Cụ thể, ngày giỗ Tổ Hùng Vương (10/3 Âm lịch) là ngày 29/4 Dương lịch, tiếp đó là các ngày nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

Do ngày giỗ Tổ Hùng Vương trùng vào thứ Bảy, nên người lao động được nghỉ bù vào ngày đi làm tiếp theo - tức ngày 2/5. Trong khi đó, ngày 30/4 trùng với ngày Chủ nhật nên người lao động được nghỉ bù tiếp ngày 3/5. Như vậy, người lao động sẽ được nghỉ liên tục 5 ngày từ ngày 29/4 tới hết ngày 3/5 vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4 -1/5.

Lịch nghỉ 5 ngày liên tục nêu trên áp dụng với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của các cơ quan hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội.

9883-1675065015-lich-nghi-tet-gio-to-hung-vuong-30-4-1-5-1-16794709843621180091597.jpg

Người lao động được nghỉ 5 ngày dịp giỗ Tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5.

Các cơ quan, tổ chức không thực hiện lịch nghỉ cố định 2 ngày thứ Bảy, Chủ nhật hằng tuần thì căn cứ vào chương trình, kế hoạch cụ thể của đơn vị để bố trí lịch nghỉ cho phù hợp.

Cụ thể, đối với đơn vị nghỉ hàng tuần vào thứ Bảy, Chủ nhật, người lao động được nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 trong 5 ngày liên tục (từ ngày 29/4 đến hết 3/5). Đối với đơn vị nghỉ hàng tuần vào Chủ nhật, người lao động được nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 trong 4 ngày liên tục (từ ngày 29/4 đến hết 2/5).

Như vậy, tùy vào chế độ làm việc của từng doanh nghiệp mà người lao động được nghỉ dịp giỗ Tổ Hùng Vương, 30/4 và 1/5 trong 4 đến 5 ngày liên tục.

Theo lịch nghỉ lễ, Tết năm 2023, đây cũng là kỳ nghỉ dài thứ 2 trong năm với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động. Trước đó, kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 đã kéo dài 7 ngày trong tháng 1 vừa qua.

Người lao động được tính lương thế nào khi đi làm vào dịp giỗ Tổ Hùng Vương và lễ 30/4 - 1/5?

Theo quy định tại Điều 112, Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc và hưởng nguyên lương vào các ngày lễ, Tết. Nếu có sự thỏa thuận, người lao động đồng ý đi làm vào ngày giỗ tổ Hùng Vương, ngày 30/4 và 1/5 thì được xem là làm thêm giờ.

Người lao động làm thêm giờ sẽ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm. Cụ thể như sau: Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%; Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%; Vào ngày nghỉ lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, Tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, Tết.

lao-dong-mat-viec-1679470984563200370950.jpg

Người lao động đồng ý đi làm vào ngày giỗ Tổ Hùng Vương, ngày 30/4 và 1/5 được xem là làm thêm giờ. (Ảnh minh họa)

Phạt tới 50 triệu đồng đối với hành vi ép người lao động đi làm vào dịp nghỉ lễ

Nghỉ lễ là một trong những quyền lợi chính đáng của người lao động được pháp luật ghi nhận và bảo vệ. Trường hợp doanh nghiệp ép người lao động đi làm mà không được sự đồng ý của họ sẽ bị coi là vi phạm pháp luật và bị xử lý thích đáng. Cụ thể:

- Phạt tới 1 triệu đồng nếu vi phạm với 1 đến 10 người lao động;

- Phạt tới 3 triệu đồng nếu vi phạm với 11 đến 50 người lao động;

- Phạt tới 7 triệu đồng nếu vi phạm với 51 đến 100 người lao động;

- Phạt tới 10 triệu đồng nếu vi phạm với 101 đến 300 người lao động;

- Phạt tới 15 triệu đồng nếu vi phạm với 301 người lao động trở lên;

- Phạt tới 50 triệu đồng nếu buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 giờ/ngày.

Ngoài ra, Điều 14 Nghị định 95/2013/NĐ-CP nêu rõ, doanh nghiệp buộc người lao động làm thêm giờ vượt quá 12 tiếng/ngày trong ngày lễ còn bị đình chỉ hoạt động từ 1 - 3 tháng.

Top 10 địa điểm du lịch trong nước được quan tâm nhiều nhất trong kỳ nghỉ lễ 30/4 - 1/5.

avatar1679363680330-1679363684132499853050.jpgĐường sắt tăng cường chạy thêm 52 đoàn tàu dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5

Để phục vụ nhu cầu đi lại của người dân trong dịp nghỉ Lễ 30/4 và 1/5, Tổng công ty Đường sắt Việt Nam tổ chức tăng cường chạy thêm 52 đoàn tàu trên các tuyến, đặc biệt là đến các tỉnh thu hút lượng khách du lịch.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020