Chuyên mục  


Theo đó, cửa khẩu Thanh Thủy được nâng cấp từ cửa khẩu phụ lên cửa khẩu chính theo Quyết định số 753/QĐ-TTg ngày 19/5/2011 của Thủ tướng Chính phủ.

Tại Quyết định 1201/QĐ-TTg ngày 14/10/2023 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Quy hoạch cửa khẩu trên tuyến biên giới đất liền Việt Nam – Lào thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 xác định cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On là cặp cửa khẩu chính, nằm trên tuyến đường cao tốc Hà Nội – Viêng Chăn, được nâng lên cửa khẩu quốc tế giai đoạn 2023-2030.

chinh-thuc-thong-quan-hang-hoa-qua-cua-khau-thanh-thuy-1729062333184636324362.jpeg

Khu vực mốc cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On.

Tuy nhiên, hiện nay phía Lào chưa có quyết định nâng cấp cửa khẩu Nậm On lên cửa khẩu chính. Vì vậy, để tạo điều kiện cho người dân, doanh nghiệp, UBND tỉnh Nghệ An và chính quyền tỉnh Bolykhamxay hoàn thiện thủ tục, công bố cặp cửa khẩu Thanh Thủy - Nậm On là cặp cửa khẩu phụ được phép thực hiện hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua biên giới.

Trên cơ sở các quy định của pháp luật, sau khi thống nhất với chính quyền tỉnh Bolykhamxay, ngày 22/7/2024, UBND tỉnh Nghệ An đã ban hành Quyết định cho phép phương tiện cơ giới đường bộ của tỉnh Nghệ An và tỉnh Bolykhamxay được vận chuyển người, hàng hóa qua cửa khẩu phụ Thanh Thủy - Nậm On.

Cũng theo UBND tỉnh Nghệ An, hiện nay, hệ thống giao thông đến cửa khẩu Thanh Thủy đã được đầu tư đồng bộ, kết nối với đường Hồ Chí Minh, cao tốc Bắc- Nam, quốc lộ 1A.

Cơ sở, trang thiết bị, nhà làm việc của lực lượng Biên phòng đã được đầu tư xây dựng kiên cố. Nhà làm việc của lực lượng Hải quan đang được xây dựng, dự kiến đưa vào sử dụng cuối năm 2024. Bên cạnh đó, các kho bãi kiểm hóa, thiết bị cần thiết cơ bản đáp ứng yêu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa qua biên giới và từng bước nâng cấp đáp ứng tiêu chí của cửa khẩu chính theo định hướng của Thủ tướng Chính phủ.

Theo UBND tỉnh Nghệ An, việc phát triển thuận lợi về giao thông tại cửa khẩu Thanh Thủy sẽ mở ra nhiều triển vọng trong đẩy mạnh phát triển kinh tế không chỉ cho 2 nước Việt Nam – Lào mà cả các nước trong khu vực.

  • Cửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

  • Đường đi Cửa khẩu Cầu Treo tê liệt hoàn toàn do đất đá bị sạt lở

Để đảm bảo đúng quy định, UBND tỉnh Nghệ An phối hợp với Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng quy hoạch, nâng cấp, đầu tư, mở rộng khu vực kho bãi phục vụ cho công tác tập kết, kiểm tra, giám sát đối với hàng hóa xuất nhập khẩu. Bố trí các vị trí lắp đặt trang thiết bị kỹ thuật của cơ quan Hải quan tại khu vực cửa khẩu, đáp ứng yêu cầu kiểm tra, giám sát hải quan, tạo điều kiện hiện đại hóa công tác quản lý chuyên ngành và các hoạt động thương mại, logistics tại cửa khẩu.

UBND tỉnh Nghệ An giao Sở Công Thương, Cục Hải quan Nghệ An, Bộ đội Biên phòng Nghệ An, Sở Y tế, Sở Giao thông vận tải, Chi cục Kiểm dịch thực vật Vùng VI, Chi cục Thú ý Vùng II và các cơ quan, đơn vị liên quan theo chức năng, nhiệm vụ, đảm bảo các điều kiện cần thiết để hoạt động mua bán, trao đổi hàng hóa qua cửa khẩu Thanh Thủy được thực hiện thuận lợi và tuân thủ đúng các quy định của pháp luật hiện hành.

cua-khau-quoc-te-nam-can-17132372118771044846461-101-0-1664-2500-crop-17132378618141162613964.jpgCửa khẩu quốc tế Nậm Cắn cần làm gì để 'cất cánh'?

SKĐS - Trải qua gần 10 năm trở thành cửa khẩu quốc tế, nhưng việc đầu tư vào hạ tầng chưa đúng mức, đồng bộ khiến Nậm Cắn (Kỳ Sơn, Nghệ An) chưa thực sự khai mở hết tiềm năng.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020