Chuyên mục  


BMP:

Giá hiện tại
Thay đổi
Xem hồ sơ doanh nghiệp

Thị trường chứng khoán năm 2024 chứng kiến nhiều cổ phiếu bứt phá ấn tượng, trong đó có Nhựa Bình Minh (BMP). Cổ phiếu hàng đầu ngành nhựa Việt Nam vừa lập đỉnh lịch sử mới tại mức giá 135.200 đồng/cp, tăng 43% so với đầu năm. Đến nay, cổ phiếu BMP đã có 18 lần vượt đỉnh trong năm 2024.

Cổ phiếu bứt phá mạnh đẩy vốn hóa thị trường của Nhựa Bình Minh vượt 11.000 tỷ đồng, lập kỷ lục kể từ khi niêm yết năm 2006. Giá trị cổ phần trong tay công ty mẹ là Tập đoàn SCG (Thái Lan) ước tính vào khoảng hơn 6.000 tỷ đồng, gấp đôi so với số tiền chi ra để mua gom cổ phiếu nắm quyền chi phối.

screenshot-2024-12-24-at-165649-1735054493557-17350544936311544206536.png

Tập đoàn SCG bắt đầu trở thành cổ đông lớn của doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam từ đầu tháng 3/2012 và không ngừng mua gom. Sau khi “ôm” trọn lô cổ phiếu BMP từ SCIC trong đợt đấu giá cổ phần hồi tháng 3/2018, “đại gia” đến từ Thái Lan đã chính thức thâu tóm thành công Nhựa Bình Minh.

Không chỉ lãi lớn với số cổ phần trong tay, Tập đoàn SCG còn “vớ bẫm” cổ tức từ Nhựa Bình Minh. Từ năm 2012 đến nay, chưa năm nào doanh nghiệp đầu ngành nhựa Việt Nam quên chia cổ tức bằng tiền. Năm 2023, doanh nghiệp chia cổ tức kỷ lục với tỷ lệ 126% bằng tiền, trong đó cổ đông Thái Lan bỏ túi gần 570 tỷ đồng.

screenshot-2024-12-24-at-152416-1735054494096-17350544942071790990006.png

Đầu tháng 12 vừa qua, Nhựa Bình Minh đã chi gần 470 tỷ đồng để tạm ứng cổ tức đợt 1/2024 với tỷ lệ 57,4% bằng tiền. Phần lớn số này chảy về túi Tập đoàn SCG. Ước tính, tổng số tiền cổ tức “đại gia” Thái Lan thu về từ khi trở thành cổ đông lớn của Nhựa Bình Minh đã lên đến gần 2.400 tỷ đồng.

Cổ phiếu BMP tăng mạnh trong bối cảnh giá hạt nhựa PVC - nguyên liệu đầu vào có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của Nhựa Bình Minh lao dốc mạnh. Theo tradingeconomics, giá hợp đồng tương lai PVC chỉ còn khoảng 5.000 CNY/tấn, mức thấp nhất trong 8 năm kể từ năm 2016. Điều này tạo cơ hội cho Nhựa Bình Minh duy trì biên lãi gộp ở mức cao trong thời gian tới.

jbpcom-1735054494746-17350544949022088772763.png

Trong báo cáo mới đây, FPTS dự báo giá hạt nhựa PVC đầu vào được duy trì ở vùng thấp do nhu cầu yếu. Giá hạt nhựa PVC năm 2024 được dự phóng sẽ đạt 810 USD/tấn (giảm 3,9% so với cùng kỳ), trong đó riêng quý 4/2024 đạt trung bình 809 USD/tấn (giảm 2,5% so với quý trước). Năm 2025, giá PVC được dự phóng đạt 850 USD/tấn, tăng nhẹ 5% so với cùng kỳ dựa trên.

FPTS kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ hạt nhựa sẽ cải thiện khi nền kinh tế Trung Quốc dần phục hồi, tuy nhiên triển vọng về tác động của các biện pháp kích thích của Chính Phủ lên khả năng phục hồi của thị trường bất động sản Trung Quốc tới nay vẫn chưa rõ ràng. Mặt khác, giá hạt nhựa khó có khả năng giảm sâu hơn do đang ở vùng thấp - thấp hơn 7,6% trung bình giai đoạn 2019 – 2020, dù giá nguyên liệu dầu thô đang cao hơn 40,5% so với cùng giai đoạn trên.

Về triển vọng 2025 của Nhựa Bình Minh, FPTS cho rằng sản lượng tiêu thụ của doanh nghiệp này sẽ phục hồi rõ nét hơn từ năm 2025 và tăng với tốc độ khoảng 7,8%/năm giai đoạn 2025 – 2026 nhờ nhu cầu xây dựng nhà ở khả quan trong trung hạn, được hỗ trợ bởi ngành bất động sản đang dần phục hồi.

screenshot-2024-12-24-at-171204-1735054495444-1735054495551475562973.png

FPTS cho rằng Nhựa Bình Minh sẽ tiếp tục theo đuổi chính sách giá bán cao và chiết khấu linh hoạt trong dài hạn. Với việc sản lượng tiêu thụ tăng trưởng khả quan trong quý 3/2024, FPTS nhận thấy hoạt động bán hàng cho hệ thống phân phối của BMP đang không gặp ảnh hưởng quá lớn bởi mức giá bán cao, và chính sách về các chương trình khuyến mãi vẫn đang đem lại hiệu quả.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020