Chuyên mục  


Đi xe không chính chủ phạt bao nhiêu?

Xe không chính chủ có thể được hiểu là tên của chủ xe (trên thực tế) khác với tên của người trong giấy chứng nhận đăng ký xe. Trường hợp đi xe không chính chủ bị xử lý thế nào?

Đối với xe máy

Tại Điểm a Khoản 4 và Điểm l Khoản 7 Điều 30 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định lỗi xe không chính chủ được hiểu là việc chủ xe không làm thủ tục đăng ký sang tên xe (để chuyển tên chủ xe trong Giấy đăng ký xe sang tên của mình) theo quy định khi mua, được cho, được tặng, được phân bổ, được điều chuyển, được thừa kế tài sản là xe mô tô, xe gắn máy, các loại xe tương tự xe mô tô và xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng, các loại xe tương tự xe ô tô.

Tuy nhiên, Nghị định 168/202 4/NĐ-CP đã bãi bỏ quy định này. Cụ thể: Theo điểm a Khoản 3, Điểm h Khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/202 4/NĐ-CP quy định lỗi xe không chính chủ là lỗi của chủ xe khi không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định.

xe-khong-chinh-chu-1736528037573741891851.jpg

Ảnh minh họa: TL

Về mức phạt lỗi xe máy không chính chủ quy định:

Phạt tiền từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe mô tô, xe gắn máy và các loại xe tương tự xe mô tô, các loại xe tương tự xe gắn máy thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

- Không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định;

- Không làm thủ tục đổi chứng nhận đăng ký xe, biển số xe theo quy định;

- Lắp đặt, sử dụng thiết bị âm thanh, ánh sáng trên xe gây mất trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Theo đó, mức phạt lỗi xe máy không chính chủ năm 2025 đối với cá nhân sẽ là từ 800.000 đồng đến 1.000.000 đồng. Với tổ chức vi phạm thì mức phạt này sẽ tăng lên gấp đôi, từ 1.600.000 đồng đến 2.000.000 đồng.

Đối với lỗi xe máy không chính chủ năm 2025 thì sẽ không có hình thức phạt bổ sung nào đi kèm.

Đối với ô tô

Tại Điểm h Khoản 7 Điều 32 Nghị định 168/202 4/NĐ-CP quy định mức phạt lỗi ô tô không chính chủ năm 2025 như sau:

Xử phạt, trừ điểm giấy phép lái xe đối với chủ phương tiện vi phạm quy định liên quan đến giao thông đường bộ

Phạt tiền từ 4.000.000 - 6.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 8.000.000 - 12.000.000 đồng đối với tổ chức là chủ xe ô tô (kể cả rơ moóc và sơ mi rơ moóc), xe chở người bốn bánh có gắn động cơ, xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự xe ô tô thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:

Không làm thủ tục cấp chứng nhận đăng ký xe, biển số xe trong trường hợp thay đổi chủ xe theo quy định;

Theo quy định nêu trên, mức phạt lỗi xe ô tô không chính chủ năm 2025 áp dụng đối với cá nhân là từ 4 - 6 triệu đồng. Với tổ chức thì mức phạt này sẽ tăng lên là từ 8 - 12 triệu đồng.

muc-phat-vi-pham-giao-thong-17363298938901621722415-18-0-497-767-crop-1736329992913987944547.png26 mức phạt vi phạm giao thông với ô tô, xe máy mới nhất áp dụng từ 2025

GĐXH - Nghị định 168/2024/NĐ-CP được ban hành trong đó quy định tăng nhiều mức xử phạt vi phạm giao thông áp dụng từ 1/1/2025. Dưới đây là các mức phạt cụ thể.

vi-pham-giao-thong-xe-may-o-to-17364140489421218983621-0-0-418-669-crop-173641411242647456279.pngTất tần tật thông tin những hành vi vi phạm giao thông vừa bị phạt tiền, vừa bị tịch thu ô tô, xe máy có thể nhiều người chưa nắm rõ

GĐXH - Bốc đầu xe, buông hai tay khi điều khiển xe, lạng lách, đánh võng... là những hành vi vi phạm giao thông sẽ vừa bị phạt tiền, vừa bị tịch thu xe theo Nghị định 168/2024.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020