Chuyên mục  


Đề xuất tăng thời gian nghỉ chế độ thai sản cho lao động nam

Tại dự thảo Luật BHXH sửa đổi, Bộ LĐ-TB&XH đề xuất quy định "cứng" thời gian nghỉ chế độ thai sản đối với lao động nam là 5-14 ngày, thay vì quy định mức tối đa số ngày nghỉ như hiện nay. Tuy nhiên, có ý kiến cho rằng, thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm.

Trên VietnamNet, ông Nguyễn Thái Dương (Phó chủ tịch Công đoàn Dệt may Việt Nam) cho rằng, hiện nay có rất nhiều cặp vợ chồng trẻ điều kiện kinh tế còn khó khăn, phải thuê nhà, khi sinh con không có điều kiện thuê người giúp việc nên vai trò hỗ trợ của người chồng rất quan trọng.

Theo quy định, hiện nay người chồng chỉ được nghỉ tối đa 14 ngày lúc vợ sinh con là quá ít. Do vậy, Luật BHXH sửa đổi cần tính toán tăng thời gian nghỉ của nam giới khi vợ sinh con (trong khoảng 60 ngày sau khi người vợ sinh con) để người chồng có thêm thời gian chăm sóc vợ con, phù hợp với mục tiêu xây dựng gia đình hạnh phúc.

Đồng quan điểm với đề xuất nên tăng thời gian nghỉ cho nam giới khi vợ sinh con, một lãnh đạo BHXH TP Hà Nội cũng nêu ý kiến, nam giới chăm sóc vợ con sau sinh nở cần quá trình dài. Do vậy. Luật BHXH sửa đổi thay vì tăng thêm ngày nghỉ thì nên quy định trong 6 tháng đầu người vợ sinh con, người chồng được về sớm mỗi ngày 30 phút sẽ phù hợp hơn.

Hiệp hội Doanh nghiệp châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) và Tiểu ban phụ nữ trong kinh doanh (WIB SC) cũng đã đề xuất Bộ LĐ,TB&XH điều chỉnh tăng thời gian nghỉ thai sản của nam giới trong Luật BHXH (sửa đổi).

Theo hai đơn vị này, Luật BHXH hiện hành quy định nam giới được nghỉ chế độ thai sản 5-14 ngày tùy từng trường hợp.

Tuy nhiên, các nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi cha và mẹ được hưởng thời gian nghỉ thai sản bình đẳng sau khi sinh con, đứa trẻ không chỉ phát triển tốt hơn mà còn đảm bảo bình đẳng giới trong xã hội, giúp giảm khoảng cách tiền lương theo giới tính.

Theo đề xuất của EuroCham và WIB SC, việc tăng thời gian nghỉ thai sản cho nam giới ở Việt Nam từ 5 - 14 ngày lên 6 tháng là cần thiết. Tuy vậy, với dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi lần này, hai cơ quan trên đề xuất tăng thời gian nghỉ nói trên lên tối thiểu 30 ngày.

Bộ luật Lao động 2019 còn khuyến khích doanh nghiệp hỗ trợ người lao động khi hưởng thai sản như bỉm sữa, hưởng lương.

Do vậy, dự thảo Luật bảo hiểm xã hội sửa đổi chưa đề cập việc tăng thời gian nghỉ thai sản cho nam giới. Về lâu dài, cơ quan soạn thảo sẽ nghiên cứu tác động của việc tăng thời gian nghỉ thai sản cho nam giới.

Điều kiện hưởng chế độ thai sản cho nam

Căn cứ theo Điều 31, Luật Bảo hiểm xã hội số 58/2014/QH13 của Quốc Hội, Nghị định 115/2015/NĐ-CP của Chính phủ quy định người lao động được hưởng chế độ thai sản khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

Lao động nữ mang thai;

Lao động nữ sinh con;

Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;

Người lao động nữ đặt vòng tránh thai, thực hiện các biện pháp triệt sản.

Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;

Người lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con.

Theo quy định nêu trên, lao động nam đang đóng BHXH có vợ sinh con sẽ được hưởng chế độ thai sản. Căn cứ vào Khoản 2, Điều 9 Thông tư 59/2015/TT-BLDXH quy định điều kiện hưởng trợ cấp 1 lần khi sinh con đối với trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH (mẹ không tham gia BHXH) thì cha phải đóng BHXH từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con. 

che-do-thai-san-17135203817831996547039.jpg

Góp ý cho dự thảo Luật BHXH sửa đổi, nhiều ý kiến cho rằng thời gian nghỉ thai sản của lao động nam cần được xem xét lại theo hướng tăng thêm. Ảnh minh họa: TL

Hiện nay, lao động nam được hưởng chế độ thai sản như thế nào?

Theo Điểm e, Khoản 1, Điều 31 và Khoản 2, Điều 34 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:

- 05 ngày làm việc;

- 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;

- Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;

- Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.

- Thời gian hưởng chế độ thai sản không tính ngày lễ, Tết, nghỉ hàng tuần.

Theo quy định nêu trên, lao động nam nghỉ chế độ thai sản khi vợ sinh thường là 5 ngày.

Lưu ý: 

+ Người lao động (NLĐ) nghỉ hưởng chế độ trong vòng 30 ngày kể từ ngày vợ sinh con, nếu có nghỉ những ngày trước khi vợ sinh con thì tính là nghỉ không lương, nghỉ phép của NLĐ.

+ Trường hợp NLĐ nam nghỉ nhiều lần thì thời gian bắt đầu nghỉ việc của lần cuối cùng vẫn phải trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con và tổng thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản không quá thời gian quy định.

+ Thời gian lao động nam nghỉ khi vợ sinh con mà trùng thời gian nghỉ phép hằng năm, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương: Không được tính hưởng chế độ thai sản.

- Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, lao động nam được nghỉ với thời gian dài hơn, bao gồm:

+ Trường hợp chỉ có mẹ tham gia BHXH hoặc cả cha và mẹ đều tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của người mẹ. Nếu mẹ tham gia BHXH nhưng không đủ điều kiện hưởng và mẹ chết sau sinh thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

+ Trường hợp cha tham gia BHXH mà không nghỉ việc khi vợ chết sau sinh thì ngoài tiền lương còn được hưởng chế độ thai sản đối với thời gian còn lại của mẹ.

+ Trường hợp chỉ có cha tham gia BHXH mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.

che-do-thai-san-1-17135204417341921006574.png

Nam được hưởng chế độ thai sản theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội. Ảnh minh họa: TL

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

Hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho chồng gồm có:

- Giấy khai sinh có họ tên cha; hoặc giấy chứng sinh + sổ hộ khẩu;

- Trường hợp con chết: Giấy chứng tử hoặc trích lục khai tử của con hoặc trích sao hồ sơ bệnh án hoặc giấy ra viện của mẹ nếu con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh (nếu có);

- Giấy xác nhận của cơ sở y tế trong trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi hoặc sinh con phải phẫu thuật (nếu có);

- Mẫu 01B-HSB

Thời hạn nộp hồ sơ chế độ thai sản cho chồng

- Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày trở lại làm việc người lao động phải nộp hồ sơ cho doanh nghiệp.

- Đơn vị trong thời hạn 10 ngày (kể từ ngày nhận đủ hồ sơ của NLĐ) phải nộp cho cơ quan bảo hiểm.

=> Tức là trong vòng 55 ngày kể từ ngày NLĐ nam đi làm trở lại thì phải nộp hồ sơ hưởng chế độ lên cơ quan BHXH, quá hạn sẽ không được giải quyết.

Mức hưởng chế độ thai sản khi nam giới có vợ sinh con

Mức hưởng

=

100%

X

Mức bình quân tiền tháng đóng BHXH

X

Số ngày được nghỉ

Trong đó:

- Mức bình quân tiền tháng đóng BHXH đủ 06 tháng trở lên là mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản;

- Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng chế độ thai sản là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Mức hưởng chế độ thai sản theo ngày của chồng 

- Trường hợp không có ngày lẻ

Mức hưởng thai sản theo ngày = Mức hưởng chế độ thai sản theo tháng/24 ngày.

- Trường hợp có ngày lẻ hoặc trường hợp quy định tại Điều 33 và Điều 37 Luật BHXH 2014

Mức hưởng thai sản theo ngày = Mức trợ cấp theo tháng/30 ngày.

Trường hợp hưởng chế độ thai sản nhận nuôi con nuôi = mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng bảo hiểm xã hội,

Lưu ý: Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp lao động nam được nghỉ đủ tháng thì chế độ thai sản được tính như sau:

- Mức hưởng một tháng bằng 100% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH của 06 tháng trước khi nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.

- Trường hợp NLĐ đóng BHXH chưa đủ 06 tháng thì mức hưởng là mức bình quân tiền lương tháng của các tháng đã đóng BHXH.

Mức hưởng trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi của chồng 

Đối với trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;

Đối với người chồng của người mẹ nhờ mang thai hộ phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con

Mức hưởng trợ cấp một lần = Lương cơ sở tại tháng nhận nuôi con nuôi x 2.

(Mức lương cơ sở hiện nay là 1.800.000 đồng/tháng theo Khoản 2, Điều 3 Nghị quyết 69/2022/QH15)

che-do-thai-san1-17013156016921262030765-0-0-496-794-crop-1701315605699237956928.jpgQuy định mới nhất hưởng chế độ thai sản năm 2024, lao động nữ cần biết để hưởng các quyền lợi

GĐXH - Theo Luật Bảo hiểm xã hội, người lao động mang thai đủ điều kiện sẽ được hưởng chế độ thai sản theo quy định. Vậy theo quy định mới nhất thì chính sách bảo vệ thai sản trong năm 2024 đối với người lao động như thế nào?

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020