Chuyên mục  


Cô Bouman, hiện 29 tuổi, là nhà nghiên cứu sau tiến sĩ tại Trung tâm Harvard-Smithsonian về vật lý học thiên thể (Mỹ). Kể từ khi còn là sinh viên cao học tại Viện Công nghệ Massachusetts (MIT), tức lúc mới hơn 20 tuổi, cô đã mày mò xây dựng một thuật toán đặc biệt trong gần 6 năm.
Việc phát triển thuật toán mới và phức tạp là công đoạn vô cùng then chốt nếu muốn chuyển đổi dữ liệu dưới dạng sóng âm của mạng lưới kính viễn vọng Event Horizon (EHT), bao gồm 8 kính viễn vọng vô tuyến trải khắp thế giới, thành một hình ảnh duy nhất.
Hình ảnh đầu tiên của hố đen
EHT
Nỗ lực này không chỉ cần khâu kết hợp dữ liệu mà còn phải lọc những dạng âm thanh gây nhiễu và đồng bộ hóa mọi tín hiệu được các kính viễn vọng thành viên thu thập.
Trong lúc theo học tại MIT, sinh viên cao học máy tính Bouman đã nghĩ ra thuật toán quan trọng đó, trước khi dẫn đầu một nhóm chuyên gia triển khai các cuộc thử nghiệm để chứng minh năng lực của thuật toán.

Hình ảnh lịch sử

Vào ngày 10.4, đội ngũ gồm hơn 200 chuyên gia đã công bố hình ảnh đầu tiên của hố đen, cho đến nay vẫn là vật thể bí ẩn nhất vũ trụ.
Hố đen được ghi hình, khối lượng gấp 6,5 tỉ mặt trời, nằm ở trung tâm thiên hà Messier 87 (M87), cách Trái đất khoảng 55 triệu năm ánh sáng.
Bản thân hố đen là đối tượng lẽ ra không thể nào quan sát được vì nó giam cầm và “ngốn hết” mọi ánh sáng lẫn vật chất xui xẻo lọt vào bên trong.
Hình ảnh được công bố cho thấy một phiên bản mờ nhạt hơn của “Con mắt Sauron” trong loạt phim Chúa tể của nhẫn chiếc nhẫn (tựa Anh: Lord of the Rings).
Trong đó, mảng đen nằm bên trong đánh dấu phần rìa của cái gọi là “chân trời sự kiện”, mà vượt qua đó, không ánh sáng lẫn vật chất nào có thể di chuyển đủ nhanh để thoát khỏi lực hấp dẫn khủng khiếp của “con quái vật” mang tên hố đen.
“Chúng tôi đã làm nhòa hai hình ảnh và gộp lại thành một hình duy nhất mà chúng ta thấy được hôm nay”, cô Bouman cho biết.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020