Chuyên mục  


Sáng ngày 28-8, tại TP Sầm Sơn, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức trọng thể Lễ công bố quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhân TP Sầm Sơn hoàn thành nhiệm vụ xây dựng Nông thôn mới (NTM); khởi công dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và lãnh đạo Đảng, Nhà nước về dự 2 sự kiện đặc biệt ở TP Sầm Sơn

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc; Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh án TAND Tối cao Nguyễn Hòa Bình; nguyên Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình; Phó Thủ tướng Lê Văn Thành; các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước; đại diện các ban, bộ, ngành Trung ương; lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa và đồng đảo nhân dân tham dự 2 sự kiện đặc biệt này.

Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Minh Tuấn, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, cho biết sau hơn 10 năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM, với sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy đảng, chính quyền và cả hệ thống chính trị, đặc biệt là sự đồng tâm, đồng thuận, đồng lòng, đồng hành của nhân dân, bộ mặt nông thôn ở Sầm Sơn đã có nhiều đổi thay căn bản, tạo nên một diện mạo mới.

Cụ thể, công tác phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn được tập trung chỉ đạo thực hiện có hiệu quả, vì vậy, giá trị sản phẩm trên một ha đất trồng trọt và nuôi trồng thủy sản đạt từ 61 triệu đồng năm 2010 lên 150 triệu đồng năm 2020.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc thăm mô hình công trình Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân thời kỳ 2010-2020 đạt 20,8%. Tổng giá trị sản xuất tăng từ 190 tỉ đồng năm 2010 lên 2.930 tỉ đồng năm 2020. Dịch vụ - Thương mại phát triển mạnh cả về quy mô và loại hình; chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng lên, đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế của Sầm Sơn. Tổng giá trị sản xuất ngành dịch vụ từ 1.100 tỉ đồng năm 2010 lên 6.161 tỉ đồng năm 2020.

Tổng nguồn lực huy động cho việc xây dựng NTM từ năm 2010 đến nay trên 977 tỉ đồng, trong đó ngân sách Trung ương và của tỉnh chiếm 7,7%, ngân sách TP chiếm 10,64%, ngân sách xã chiếm 8,26%; còn lại do nhân dân đóng góp xây dựng các công trình phúc lợi, cải tạo, chỉnh trang nhà ở…

Thông tin khởi công dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, ông Đỗ Minh Tuấn cho biết năm 2014, nhân kỷ niệm 60 năm ngày đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc, thể theo nguyện vọng của các cựu cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam, tỉnh Thanh Hóa đã thống nhất giao cho TP Sầm Sơn bố trí quỹ đất để xây dựng công trình.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao sự chuẩn bị của Thanh Hóa để khởi công công trình ý nghĩa này

Sau một thời gian chuẩn bị, Dự án đã HĐND tỉnh Thanh Hóa quyết nghị thông qua năm 2020. UBND TP Sầm Sơn được giao làm chủ đầu tư. Dự án có với tổng mức đầu tư khoảng 255 tỉ đồng. Trong đó, ngân sách tỉnh bảo đảm cho công tác giải phóng mặt bằng và đầu tư các công trình hạ tầng kỹ thuật; phần kinh phí xây dựng toàn bộ tượng đài do Hội cán bộ, chiến sĩ và đồng bào miền Nam tập kết ra Bắc huy động từ các nguồn hợp pháp khác. Thời gian thực hiện và hoàn thành công trình là 270 ngày.

"Đây là công trình có ý nghĩa to lớn về giáo dục truyền thống cách mạng cho các thế hệ trẻ, là địa chỉ đỏ đối với cả nước nói chung, đồng bào, cán bộ, chiến sĩ miền Nam và nhân dân Thanh Hóa nói riêng. Hai sự kiện ngày hôm nay sẽ là dấu ấn quan trọng, tạo động lực thúc đẩy kinh tế-xã hội của TP Sầm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung ngày một phát triển như sự kỳ vọng của Trung ương Đảng và sự mong muốn của Bác Hồ khi Người lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa" - ông Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh.

Trong thời gian từ ngày 15-10-1954 đến ngày 1-5-1955, tại xã Quảng Tiến, thị xã Sầm Sơn (nay là phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn), Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Thanh Hóa thay mặt đồng bào miền Bắc đón 1.869 thương, bệnh binh; 47.346 cán bộ; 5.922 học sinh, sinh viên và 1.443 gia đình cán bộ ở miền Nam tập kết ra Bắc.

Phối cảnh dự án Khu lưu niệm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc được xây dựng tại phường Quảng Tiến, TP Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa

Qua 9 năm kháng chiến từ 1945 - 1954, mặc dù bị tàn phá nặng nề, đời sống nhân dân miền Bắc nói chung, đồng bào Thanh Hóa nói riêng còn gặp nhiều khó khăn, nhưng bằng tấm lòng yêu thương nhất, chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất, chu đáo và ân tình nhất để đón đồng bào, cán bộ, chiến sĩ và học sinh miền Nam tập kết ra Bắc có điều kiện học tập và rèn luyện. Trong số này, nhiều người đã trưởng thành, trở thành những lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020