Chuyên mục  


3-7-e1728608281125-17292157370422073840024-241-0-661-672-crop-17292158197801373203631.jpgCảnh giác với chiêu trò giả mạo công an để lừa đảo qua mạng

GĐXH - Các đối tượng liên hệ qua điện thoại và mạng xã hội, giả danh là lực lượng Công an nhằm khai thác thông tin cá nhân hoặc gây tâm lý lo lắng, từ đó yêu cầu người dân chuyển tiền để chiếm đoạt tài sản.

Với mong muốn con mình có một sân chơi lành mạnh, bổ ích để phát triển thể chất và tinh thần nên khi thấy một số trang mạng tuyển sinh các môn thể thao như cầu lông, bóng rổ, bóng đá, các giải chạy Marathon phát triển rầm rộ... nhiều phụ huynh đã đăng ký cho con tham gia. Đánh vào tâm lý trên, các đối tượng lừa đảo tạo lập hàng trăm trang thông tin giả mạo các giải chạy, quảng cáo trên các nền tảng mạng xã hội nhằm lôi kéo người dân tham gia để lừa đảo chiếm đoạt tài sản.

Ngày 10/10/2024, Phòng An ninh kinh tế tiếp nhận nội dung trình báo của chị N.H (thường trú tại Tp. Buôn Ma Thuột về việc bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản số tiền 130 triệu đồng khi đăng ký tham gia giải chạy cho con của mình.

Chị H cho biết, thông qua mạng xã hội Facebook, chị có tham khảo về cuộc thi chạy Kids Run 2024 tổ chức tại Đắk Lắk. Sau khi bấm vào đường link giới thiệu cuộc thi, chị H điền thông tin cá nhân của mình. Chỉ vài phút sau có một người chủ động kết bạn Zalo trò chuyện và tiếp tục đưa chị H vào nhóm Telegram để xét duyệt điều kiện đăng kí cho bé dự giải chạy.

Tại đây, "Ban tổ chức" đã yêu cầu chị H thực hiện nhiệm vụ để giúp các nhà tài trợ giải chạy đẩy lượt bán sản phẩm của hãng. Ban đầu chị H có chút phân vân nhưng sau khi tham khảo các tài khoản khác là các thành viên trong nhóm Telegram này thì đều trả lời là đã đăng kí cho con rất nhiều lần. Tin tưởng những "phụ huynh" trong nhóm nên chị H thực hiện 2 lần chuyển khoản với số tiền nhỏ gồm 559.000 đồng và 3.250.000 đồng để đặt mua sản phẩm và đánh giá theo yêu cầu. Điều đáng nói, những lần chuyển này, chị H đều nhận lại được đủ số tiền đã chuyển.

a1-1730368273846759033722.jpg

Dù được cảnh báo nhiều, nhưng người dân vẫn mắc bẫy của các đối tượng lừa đảo (ảnh Cổng thông tin điện tử Công an tỉnh Đắk Lắk

Tiếp đó, "Ban tổ chức" tiếp tục yêu cầu chị H mua 3 sản phẩm với tổng số tiền 130 triệu đồng. Nghĩ như những lần trước sẽ được chuyển trả nên chị H đã làm theo yêu cầu của "Ban tổ chức". Tuy nhiên, lần này chị chờ hoài, chờ mãi vẫn không nhận lại được tiền trong khi đó "Ban tổ chức" liên tục hối thúc phải chuyển thêm tiền vào mới rút ra được số tiền 130 triệu đồng trên. Lúc này, chị H mới nhận ra mình đã bị lừa và đến cơ quan công an trình báo sự việc.

Để phòng tránh lừa đảo, Phòng An ninh kinh tế Công an tỉnh Đắk Lắk khuyến cáo người dân nên cẩn thận trọng khi tham gia mạng xã hội. Tuyệt đối không làm theo hướng dẫn chuyển tiền cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào và bất kỳ lý do gì nếu chưa xác định chính xác danh tính người nhận tiền. Khi phát hiện các trường hợp có dấu hiệu lừa đảo, người dân cần báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất để điều tra, xử lý theo quy định của pháp luật.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020