Chuyên mục  


Theo sử sách, Lê Hoàn (SN 941) trong một gia đình nông dân nghèo ở trang Kẻ Xốp, huyện Di Phong Châu Ái (nay là làng Trung Lập, xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), có bố là Lê Mịch, mẹ là Đặng Thị.

z52876123283777d863b455d03e3b8339d21938f910f6b-17115993560221489984983.jpg

Đền thờ Lê Hoàn là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

Khi lớn lên, Lê Hoàn phò giúp Đinh Tiên Hoàng dẹp loạn 12 sứ quân, lập nhiều công trạng và được phong Thập đạo tướng quân. Mùa đông năm Kỷ Mão (979), vua Đinh và con cả là Đinh Liễn bị Đỗ Thích ám hại, Lê Hoàn được cử làm nhiếp chính, giúp ấu chúa Đinh Toàn giữ yên bờ cõi, dẹp tan nội phản, được Thái hậu Dương Vân Nga trao long bào.

z52876122061740ef79123b01d0835fcd49565b85bfe6e-1711599405905679416045.jpg

Khuôn viên đền thờ Lê Hoàn hiện nay còn hai tấm bia cổ được tạc dựng vào những năm đầu thế kỷ XVII.

Năm 980, Lê Hoàn lên ngôi Hoàng đế, đặt niên hiệu là Thiên Phúc. Năm 981, vua đánh tan quân Tống xâm lược, sau đó chinh phạt Chiêm Thành, từng bước khẳng định chủ quyền lãnh thổ. Trong nước, vua cho đúc tiền Thiên Phú, chú trọng phát triển nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại.

z5287612241678e64da473dbd80a2db3caf2ebe7eb7a2b-17115994479122126722582.jpg

Ngôi đền được làm hoàn toàn bằng gỗ lim với nhiều cây cột lớn.

Vua Lê Đại Hành mất năm 1005 tại điện Trường Xuân (ở cố đô Hoa Lư, Ninh Bình), ở ngôi 24 năm, thọ 65 tuổi. Sau khi vua mất, người dân trong làng Trung Lập đã cùng nhau lập ngôi miếu nhỏ trên nền đất của gia đình nhà vua xưa kia. Thời vua Lý Thái Tổ cho dựng lại miếu và đến thời Hồng Đức triều vua Lê Thánh Tông (1442-1497) cho xây dựng đền quy mô như hiện nay.

z5287612208205bdc2c385f3cbc4cee73b1d4092beec03-1711599476163154905127.jpg

Mái đền và các kết cấu gỗ được chạm khắc hoa văn hình rồng tinh xảo.

Về kiến trúc, đền Lê Hoàn được xây dựng theo chữ Công trong Hán văn, rộng 13 gian, có sân rồng, các nhà tiền đường, trung đường, hậu cung cùng với hệ vì kèo đặc trưng: giá chiêng, chồng rường, kèo góc theo lối dầm đỡ chống nóc đã tạo nên một sự liên kết vững chắc đối với các vì cũng như tổng thể ngôi đền.

z5287612244543120fb1f795890d91d37c58de0fa8a6af-1711599507637499105587.jpg

Trải qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng về cơ bản, ngôi đền vẫn còn lưu giữ được những yếu tố gốc.

Ngoài ra, các mảng chạm khắc như chạm thủng, chạm nổi, chạm bong được trang trí với đề tài phong phú và đa dạng cùng với những bức phù điêu, con giống làm bằng đất nung thế kỷ XVIII đã tạo nên những giá trị nghệ thuật đặc sắc cho di tích.

z528761222898182393fd4d4e4d0e9de9207888b6ee2a1-17115995403461731502662.jpg

Tượng Lê Hoàn bằng đồng được đặt chính giữa toà hậu điện.

Phía bên trong đền, tượng vua Lê Hoàn bằng đồng được đặt chính giữa toà hậu điện. Ở 2 bên là tượng Thái hậu Đặng Thị - mẹ vua, Trường Hưng vương Lê Mịch - cha vua, vua Lê Long Đĩnh - con trai, gian trái phía tây thờ thái hậu Dương Vân Nga - vợ vua.

z5287612236323f7e74ddbaa84f0843e3786669f48e0d1-17115995659772113885921.jpg

Bàn thờ Thái hậu Đặng Thị - mẹ vua.

Các toà tiền đường, trung đường thờ người trong hoàng tộc và các quan văn võ trong triều. Được biết, ngôi đền này được làm hoàn toàn bằng gỗ lim với nhiều cây cột lớn, bên trong chứa những bức đại tự, hoành phi, câu đối cổ ca ngợi công đức Lê Đại Hành và triều đại mà ông gầy dựng. Tại khuôn viên đền thờ, hiện còn hai tấm bia cổ được tạc dựng lần lượt vào các năm 1602 và 1626.

z528761224795112b60655fdd6956321f07329869dbbca-1711599598541623780163.jpg

Các hiện vật lưu giữ tại đền vua Lê Hoàn.

Theo UBND Xuân Lập, đến nay, đền thờ Lê Hoàn đã trải qua hơn 1.000 năm tồn tại. Qua nhiều lần trùng tu, tôn tạo nhưng về cơ bản, ngôi đền vẫn còn lưu giữ được những yếu tố gốc như kiểu dáng, vật liệu, đặc biệt là các mảng chạm khắc và kết cấu bộ khung gỗ thế kỷ XVIII còn bảo tồn khá nguyên vẹn.

z5287612202250c21ade3e9397c9bc343c4195c590ca7e-1711599624637432140666.jpg

Đền Lê Hoàn còn lưu giữ nhiều cổ vật niên đại cả nghìn năm như đôi đũa thử độc làm bằng hợp kim màu bạc.

Đặc biệt, ngôi đền còn bảo tồn được những tài liệu, hiện vật cổ như, bia ký, sắc phong, lệnh chỉ, câu đối, hoành phi, hương án, khám thờ, tượng pháp, gốm sứ thời Lý, Trần, thời Minh… Trong số này, có 2 hiện vật có niên đại cả nghìn năm là đôi đũa thử độc làm bằng hợp kim, kế bên là ba chiếc chén bạc được cho là nhà vua thường dùng. Cùng với đó là chiếc đĩa cổ, có niên đại hơn 1.000 năm làm bằng đá trắng, đường kính 0,5m cũng là một hiện vật quý, được người dân làng Trung Lập gọi là đĩa ngọc.

z5287612184823ead7090ba0cda1ece3b2fc5f4d9e2abe-1711599651581990245567.jpg

Lo ngại bị đánh cắp nên hiện vật này và một số cổ vật quý được bảo quản tại trụ sở UBND xã Xuân Lập.

Lòng đĩa khắc chìm hai dấu triện cùng dòng chữ Hán: "Giang Nam nhất phiến tuyết, trác khí vạn niên trân", nghĩa là "Tỉnh Giang Nam có phiến đá trắng như tuyết, làm chiếc đĩa vạn năm trân trọng". Tương truyền, năm 990, vua Tống sai sứ sang phong cho vua Lê hai chữ "đặc tiến" và tặng đĩa ngọc.

z5287612178516e589916a495208ddf3be513a3ab5fdbe-17115996759711390739690.jpg

Đĩa cổ niên đại hơn 1.000 năm làm bằng đá trắng.

Trước kia, những cổ vật này được để trong đền thờ Lê Hoàn. Đĩa ngọc được để trang trọng trên bàn thờ, đĩa có màu trong suốt, vào buổi tối đĩa có thể tự phát sáng. Tuy nhiên, do lo ngại bị đánh cắp nên một số cổ vật quý được bảo quản tại trụ sở UBND xã Xuân Lập.

Năm 1990, đền thờ Lê Hoàn được công nhận là Di tích cấp quốc gia. Đến năm 2018, Thủ tướng Chính phủ công nhận ngôi đền là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt.

nd-17034911714881942426841-63-0-358-472-crop-17034919704621801712750.jpgBí ẩn về báu vật gần 1.000 năm tại chùa Ngô Xá nằm dưới chân núi Chương Sơn ở Nam Định

GĐXH - Chùa Ngô Xá nằm dưới chân núi Chương Sơn, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định lưu giữ được báu vật tượng Phật A Di Đà gần 1.000 năm, với nhiều nét kiến trúc độc đáo và nghệ thuật đặc biệt quý hiếm.

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020