Chuyên mục  


Cuốn sách Học viện Viễn Đông Bác cổ (Giai đoạn 1898-1957) (NXB ĐH Sư Phạm vừa xuất bản) đã hé lộ cho chúng ta câu chuyện lịch sử hình thành và phát triển của tổ chức này, trong đó có vai trò của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer
Paul Doumer từng được nhà sử học Georges Taboulet coi là “người kiến tạo của Đông Dương thuộc Pháp.” Năm 1907, ở tuổi 39, ông trở thành vị Toàn quyền trẻ nhất trong lịch sử Pháp quốc.

Cầu Long Biên (Hà Nội) gắn liền với tên tuổi Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer

Ảnh: T.L

Trong chuỗi kế hoạch của mình, Doumer cho thành lập ba ty để thu thuế thuốc phiện, rượu gạo và muối. Nguồn thu này mang lại khoản thu nhập lớn cho chính quyền thuộc địa, qua đó giúp ông bắt tay thực hiện các chương trình quan trọng khác: xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nhằm phát triển kinh tế và hỗ trợ cho việc cai trị toàn Liên bang Đông Dương; xây dựng cầu Paul Doumer (nay gọi là cầu Long Biên), cầu Trường Tiền, cầu Bình Lợi cùng các công trình khác Viện Viễn Đông Bác cổ, Nha Địa chất và Địa lý, Nha Khí tượng, Đại học Y Hà Nội, Viện Pasteur Nha Trang...
Pierre Singaravélou, trong bài viết “Viện Viễn Đông Bác cổ hay thiết chế bên lề (1898-1956) - Tiểu luận lịch sử xã hội và chính trị về nền khoa học thuộc địa” cung cấp thông tin rằng, chỉ vài ngày sau khi làm Tổng thống Pháp (13.5.1931), Doumer công bố sắc lệnh ngày 22.6.1931 biếnViện Viễn Đông Bác cổ trở thành một cơ sở công có tư cách dân sự. Amaury Lorin, trong Paul Doumer: Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), dẫn lại lời kể của Paul Pelliot rằng, “trong một cuộc điện đàm với ngài Tổng thống Cộng hòa, phản xạ đầu tiên của ngài cựu Toàn quyền [Doumer] là hỏi thăm về Viện Viễn Đông Bác cổ.” (tr. 121)
Paul Doumer là tổng công trình sư của những cây cầu kỳ vĩ và dự án đường sắt... Đó phải chăng là thành tựu lớn nhất mà Paul Doumer để lại ở Đông Dương? Hay là những di sản/thiết chế văn hóa - giáo dục? Câu trả lời thật khó. Có một điều chắc chắn rằng, nghị định do Paul Doumer ký ngày 15-12-1898 về việc thành lập Phái đoàn Khảo cổ học thường trực tại Đông Dương, đến ngày 20.1.1900 đổi tên thành Viện Viễn Đông Bác cổ, là một dấu son rực rỡ Doumer để lại Đông Dương.

Hiểu biết về con người và xứ Đông Dương

Điều 2 của nghị định ghi rõ mục đích tồn tại của Phái đoàn, đặt dưới quyền của Toàn quyền và dưới sự kiểm tra về khoa học của Viện Hàn lâm Văn khắc và Văn chương Pháp: “1) tiến hành khám phá về mặt khảo cổ và triết học của khu vực bán đảo Đông Dương, dùng mọi phương tiện để tạo điều kiện tìm hiểu lịch sử, các công trình, các ngôn ngữ; 2) đóng góp vào việc nghiên cứu các vùng miền và các nền văn minh lân cận gồm: Ấn Độ, Trung Quốc, Mã Lai…” Bộ trưởng Bộ Thuộc địa Antoine Guillain nhận định về sự ra đời của Phái đoàn, “có nhiệm vụ nghiên cứu những công trình mà hai nền văn minh Ấn Độ và Trung Hoa đã để lại không chỉ ở trên lãnh thổ thuộc địa của chúng ta mà còn ở trong những thiết chế, ngôn ngữ và những tập tục của những người dân của chúng ta.”

Bìa sách Học viện Viễn Đông Bác cổ giai đoạn (1898-1957), Nguyễn Thế Long và Trần Thái Bình biên soạn, NXB Đại học Sư Phạm

Ảnh: Nguyễn Quang Diệu

Trong cuốn sách Vấn đề chính trị của Đông Dương (1895-1923) - Những viên chức lớn: con đường từ tri thức tới quyền lực, nhà sử học Patrice Morlat đưa ra nhận định: “Chỉ những ai thực sự quan tâm tới đất nước và con người ở thuộc địa mới có triển vọng đảm nhận các trách nhiệm quan trọng.” Sự quan tâm đó chính là sự tò mò muốn khám phá và hiểu biết về ngôn ngữ, lịch sử, truyền thống và tập tục, những bí ẩn đằng sau nền văn minh của xứ Đông Dương. Cũng là tìm hiểu Đông Dương về mọi mặt để bảo vệ và nghiên cứu văn hóa Đông Dương bên cạnh sứ mệnh “khai hóa” của nước Pháp.

Các thành viên, nhân viên Việt Nam tại Viện Viễn Đông Bác cổ năm 1936

Ảnh: Thư viện Khoa học xã hội

Trong thư Paul Doumer gửi Giám đốc Viện Viễn Đông Bác cổ George Cœdès năm 1930 có đoạn: “Lợi ích mà chúng ta đã tạo ra được bằng khoa học [nghiên cứu ngôn ngữ, công trình kiến trúc, văn học, lịch sử, nghệ thuật, khảo cổ…] có những gốc rễ sâu hơn so với những lợi ích từ mọi nguồn khác.” (Paul Doumer: Toàn quyền Đông Dương (1897-1902), tr. 116). Tiến sĩ Amaury Lorin cho rằng, quyết định thành lập Viện Viễn Đông Bác cổ, kết quả của một ý chí chính trị quyết đoán của Paul Doumer, “được đưa ra không phải sau này mà song song với kế hoạch cai trị và phát triển kinh tế của thuộc địa. Nó ngay lập tức trở thành bộ phận hữu cơ của hệ thống hành chính mới của Đông Dương được thiết lập, cũng chính đáng như những hợp phần khác là kinh tế, thuế khóa hay chính trị.” (tr.118) Quá trình thực thi quyền lực bảo hộ của Pháp tại Đông Dương dễ sai sót, gây hậu quả nghiêm trọng, nếu thiếu sự hiểu biết một cách khoa học về con người và xứ sở này. Vì vậy, Viện Viễn Đông Bác cổ ra đời thực thi nhiệm vụ kép: khoa học và chính trị ...(Còn tiếp).

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020