Chuyên mục  


Về thanh kiếm đấu giá của vua Thành Thái nêu trên, thông tin từ nhà đấu giá cho biết: Thanh bảo kiếm này có chiều dài 81 cm, rộng lưỡi kiếm 3,8 cm, phần chuôi và vỏ khảm nạm nhiều hoa văn bằng vàng ngọc. Trên tay cầm có khắc dòng chữ “Vương quyền Thành Thái”

Thanh bảo kiếm của vua Thành Thái đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia

Ảnh: T.L

Trong khi đó, hiện những thanh bảo kiếm của triều Nguyễn các Bảo tàng trong nước và ngoài nước vẫn đang lưu giữ khá nhiều các thanh bảo kiếm của triều Nguyễn, điển hình là thanh kiếm của vua Gia Long (đang lưu giữ ở Bảo tàng Quân đội Pháp), và 2 thanh bảo kiếm đang lưu giữ tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia, trong đó 1 thanh là của vua Khải định.
Qua hình ảnh cho cho thấy đặc điểm của các bảo kiếm này là, tất cả đều có phần chuôi theo kiểu châu Âu, tức là có phần chặn giữa lưỡi và chuôi rồi được kéo dài đến đầu chuôi làm thành quai. Tiếp nữa là phần cuối chuôi luôn luôn là một đầu rồng.

Sự thật về thanh bảo kiếm của vua Thành Thái

Đó là trong hai bức ảnh về vua đã cho biết thanh kiếm của ngài như sau. Bức ảnh thứ nhất, vua đang đội mũ Cửu Long Đường Cân và mặc long bào hẹp tay, tay trái của vua cầm một thanh kiếm và vừa đứng chống nạnh.
Thanh kiếm đó cho thấy rõ ở phần chuôi là mang những đặc điểm của triều Nguyễn nêu trên. Bức ảnh vua mặc quân phục theo lối của Pháp, áo có gù vai, chân đi ủng da, đang ngồi trên ghế, bên cạnh có chiếc đôn thuộc dòng gốm cây mai, ở trên phủ khăn trắng và để chiếc mũ màu trắng theo kiểu sĩ quan Pháp.

Vua Thành Thái đang đội mũ Cửu Long Đường Cân và mặc long bào hẹp tay, tay trái của vua cầm một thanh kiếm và vừa đứng chống nạnh. Thanh kiếm đó cho thấy rõ ở phần chuôi là mang những đặc điểm của triều Nguyễn

Ảnh: Sưu tập của Loan de Fontbrune

Một trong những thanh bảo kiếm thật của vua Thành Thái

Ảnh: Bảo tàng Lịch sử quốc gia.

Điều đáng chú ý là tay trái của vua cũng đang cầm một thanh kiếm có phần chuôi cũng giống như ở bức ảnh thứ nhất. Điều này cho thấy thanh kiếm ở hai bức ảnh là một.
Về sự việc này đã có rất nhiều luồng ý kiến trái chiều, chẳng hạn như nhà nước cần bố trí người đến đấu giá để mang về cho đất nước một bảo vật vô cùng quý hiếm, và hơn hết lại là bảo kiếm của một vua yêu nước… nhưng đa phần ý kiến lại cho đó là hàng giả bởi các yếu tố như hoa văn không đặc trưng của triều Nguyễn, chữ Hán khắc trên kiếm có nội dung không chính xác và nhất là lại được viết từ trái qua phải thay vì từ phải qua…
Thế nhưng, tất cả không ai đưa ra được bằng chứng thanh kiếm của vua Thành Thái như thế nào để đối chiếu so sánh với thanh kiếm đấu giá nêu trên. Nhận thấy đây là vấn đề cần phải làm rõ để tránh những dư luận cho rằng các nhà nghiên cứu chưa được sở mục tận mắt, chỉ nhìn qua ảnh mà đã phán như thật…
Vì vậy, với tư cách là người trong nghề kim hoàn và cũng là người chuyên sưu tập đồ kim loại quý, tôi có vài lời như sau.
Với các dẫn chứng nêu trên, đồng thời qua hình ảnh thì chỉ cần đối chiếu giữa phần chuôi kiếm của triều Nguyễn với kiếm đấu giá đã cho thấy hoàn toàn khác biệt và chuôi của kiếm đấu giá mang đậm kiểu thức của Trung Hoa.

Chuôi kiếm "dỏm" ở đấu giá vừa qua

Ảnh: T.L

Còn kỹ thuật cẩn đá ở kiếm đấu giá cũng khác hẳn so với ở kiếm của vua Khải Định, nhìn chung là khác với nghệ thuật kim hoàn của triều Nguyễn, đặc biệt là về hoa văn, ngay cả hình ảnh hoa sen ở chuôi kiếm cũng khác lạ, văn mây trên bao kiếm thì phải nói là vô cùng xa lạ với văn mây của triều Nguyễn.
Tiếp nữa chiều dài kiếm của vua Thành Thái trong hai ảnh cho thấy, qua tỉ lệ chiều cao của nhà vua thì thanh kiếm đó phải dài hơn 81cm của thanh kiếm đấu giá nêu trên.
Như vậy, thanh bảo kiếm của vua Thành Thái và kiếm đấu giá nêu trên là hoàn toàn khác biệt. Đến đây hoàn toàn đã có cơ sở để kết luận thanh kiếm đấu giá nêu trên từng gây xôn xao là giả. 

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020