Chuyên mục  


Triển lãm chủ đề "Du xuân - Cổ ngoạn" giới thiệu 150 cổ vật từ thời Lý đến đầu thế kỷ 20, do Bảo tàng TP HCM và 21 nhà sưu tập tư nhân sưu tầm.

Hoạt động trưng bày giới thiệu các bộ sưu tập ấn tín, tượng thờ dân gian, gốm Việt Nam thời Lý - Trần - Hậu Lê - Nguyễn và pháp lam thời nhà Nguyễn. Trong đó nhiều cổ vật gốm sứ, pháp lam có hình tượng rồng được chế tác tinh xảo.

Triển lãm chủ đề "Du xuân - Cổ ngoạn" giới thiệu 150 cổ vật từ thời Lý đến đầu thế kỷ 20, do Bảo tàng TP HCM và 21 nhà sưu tập tư nhân sưu tầm.

Hoạt động trưng bày giới thiệu các bộ sưu tập ấn tín, tượng thờ dân gian, gốm Việt Nam thời Lý - Trần - Hậu Lê - Nguyễn và pháp lam thời nhà Nguyễn. Trong đó nhiều cổ vật gốm sứ, pháp lam có hình tượng rồng được chế tác tinh xảo.

Chiếc lá bồ đề trang trí bằng đất nung thời Lý (1009 - 1225) có tráng lớp men xanh, khắc hình cặp rồng có niên đại xưa nhất tại triển lãm.

Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng há to, thân dài, da trơn và không có vảy. Ngoài ra râu và mào rồng lại uốn vào nhau, tạo nên hình ảnh giống chiếc lá bồ đề, phù hợp với thời kỳ hoàng kim của Phật giáo lúc bấy giờ.

Chiếc lá bồ đề trang trí bằng đất nung thời Lý (1009 - 1225) có tráng lớp men xanh, khắc hình cặp rồng có niên đại xưa nhất tại triển lãm.

Rồng thời Lý thường ngẩng đầu lên, miệng há to, thân dài, da trơn và không có vảy. Ngoài ra râu và mào rồng lại uốn vào nhau, tạo nên hình ảnh giống chiếc lá bồ đề, phù hợp với thời kỳ hoàng kim của Phật giáo lúc bấy giờ.

233A4040-1705665164.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=clhNS3hzpYDmSSngZtvqYw

Rồng trang trí trong chiếc đĩa men xanh trắng thuộc dòng gốm Chu Đậu có niên đại thế kỷ 15, thời nhà Lê của nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Quỳnh.

Đến thời Lê, hình tượng rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế. Mặt rồng có lông mày cùng bộ râu rậm, thân hình to khỏe cứng cáp kết hợp với mây lửa, thể hiện sức mạnh uy quyền của bậc đế vương.

Rồng trang trí trong chiếc đĩa men xanh trắng thuộc dòng gốm Chu Đậu có niên đại thế kỷ 15, thời nhà Lê của nhà sưu tập tư nhân Nguyễn Văn Quỳnh.

Đến thời Lê, hình tượng rồng không nhất thiết là một con vật mình dài uốn lượn đều đặn nữa mà ở trong nhiều tư thế. Mặt rồng có lông mày cùng bộ râu rậm, thân hình to khỏe cứng cáp kết hợp với mây lửa, thể hiện sức mạnh uy quyền của bậc đế vương.

233A4114-1705665235.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=4K_XOvdo1bDKIFi9P_6z_g

Lư hương chế tác ở làng gốm Phù Lãng (nay thuộc Bắc Ninh) vào thế kỷ 17 của ông Nguyễn Thiên Tộ. Nổi bật là cặp rồng trong biểu tượng lưỡng long chầu nhật với các đường nét tinh xảo.

Lư hương chế tác ở làng gốm Phù Lãng (nay thuộc Bắc Ninh) vào thế kỷ 17 của ông Nguyễn Thiên Tộ. Nổi bật là cặp rồng trong biểu tượng lưỡng long chầu nhật với các đường nét tinh xảo.

233A4305-1705665096.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=Q-x385wAZ3cTN5Z_VTEVXg

Một chiếc đĩa thời Nguyễn vẽ trang trí sáu con rồng bên trong bằng nghệ thuật pháp lam.

Nghệ thuật pháp lam với nhiều màu sắc phối với nhau giúp hình ảnh rồng trở nên đặc sắc, rực rỡ, tạo ra cảm giác thu hút thị giác cho người nhìn.

Một chiếc đĩa thời Nguyễn vẽ trang trí sáu con rồng bên trong bằng nghệ thuật pháp lam.

Nghệ thuật pháp lam với nhiều màu sắc phối với nhau giúp hình ảnh rồng trở nên đặc sắc, rực rỡ, tạo ra cảm giác thu hút thị giác cho người nhìn.

Chiếc hộp đựng bằng kim loại đầu thế kỷ 20, điêu khắc hình rồng ở các mặt.

Chiếc hộp đựng bằng kim loại đầu thế kỷ 20, điêu khắc hình rồng ở các mặt.

233A4209-1705665286.jpg?w=0&h=0&q=100&dpr=2&fit=crop&s=QnKZC55ODU6UQhZfMriLXg

Sách thêu có bìa hình rồng với màu vàng biểu tượng hoàng gia, là vật phẩm do vua Thành Thái (trị vì 1889 - 1907) truy tặng cho Hòa Thạnh Quận công.

Sách thêu có bìa hình rồng với màu vàng biểu tượng hoàng gia, là vật phẩm do vua Thành Thái (trị vì 1889 - 1907) truy tặng cho Hòa Thạnh Quận công.

Triển lãm diễn ra đến ngày 16/4, giá vé vào là 40.000 một người.

Triển lãm diễn ra đến ngày 16/4, giá vé vào là 40.000 một người.

Quỳnh Trần

Thông tin

Tổng hợp tin tự động tinmoi-247.com (r) © 2020