Hình tư liệu về Lam Thành, chụp lại từ cuốn An Tĩnh cổ lục của học giả Hippolyte Le Breton - Ảnh: ĐẬU DUNG
Lam Thành ở huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An, được biết với nhiều tên gọi khác nhau: Rú Thành, núi Đồng Trụ, núi Hùng Sơn, núi Nghĩa Liệt...
Danh thắng Lam Thành gắn với sự kiện lớn
Theo các biên niên sử An Nam viết sau thế kỷ 15, do núi nằm sát sông Lam, phía trên núi có xây thành (nhân dân gọi là thành Trương Phụ, tên viên tướng nhà Minh) nên gọi là núi Lam Thành.
Nghệ An ký của học giả Bùi Dương Lịch viết đây là "một nơi danh thắng ở xứ Nghệ An".
Đứng trên đỉnh Lam Thành, nhìn được toàn cảnh. Lam Thành có ba ngọn chính: Triều Khẩu, Nghĩa Liệt và Phượng Hoàng (giáp Hưng Châu). Trong đó ngọn Triều Khẩu là nơi cao nhất Lam Thành, cũng là nơi xảy ra nhiều sự kiện lịch sử quan trọng - Ảnh: ĐẬU DUNG
Học giả Hippolyte Le Breton, trong cuốn An Tĩnh cổ lục, cho rằng lịch sử Lam Thành nổi lên trong những trang sử của Đại Việt kể từ đầu thế kỷ 15.
Từ năm 1407 tới 1428, nhà Minh lấy cớ Hồ Quý Ly cướp ngôi nhà Trần, đem quân sang đánh chiếm nước ta. Lịch sử giai đoạn này diễn ra xung quanh Lam Thành.
Ách đô hộ của nhà Minh gây nên nhiều cuộc nổi dậy của nhân dân, nhất là xứ An -Tĩnh (Nghệ An, Hà Tĩnh ngày nay) và Thanh Hóa.
Cuộc tiến công đầu tiên được cho là diễn ra năm 1409; song không thành công. Tướng Trương Phụ nhà Minh đã xử tử Nguyễn Biểu - người tới gặp Trương Phụ ở Lam Thành để bàn điều kiện cầu hòa.
Trước nguy cơ Đại Việt bị xâm chiếm vĩnh viễn, Lê Lợi xuất hiện lãnh đạo "cuộc kháng chiến 10 năm" (1418 - 1428).
Năm 1423, ông lãnh đạo quân chiếm Lam Thành, đánh dấu bước đầu sự thất bại của quân Minh ở nước ta.
Nhà Minh cho Vương Thông sang cứu viện. Trong bốn năm đánh nhau, cuối cùng nhà Minh buộc phải kỳ hòa ước và rút khỏi Đại Việt (1428).
Đến cuối thế kỷ 18, Lam Thành lại là nơi vua Quang Trung - Nguyễn Huệ hội kiến với La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp bàn bạc các sách lược đánh quân Thanh.
Trước lúc kéo quân ra Bắc, vua Quang Trung đã tổ chức một cuộc đại duyệt binh tại núi Lam Thành.
Dưới chân Lam Thành là các đồng bằng trù phú - Ảnh: ĐẬU DUNG
Đang bị quên lãng
Lam Thành được xếp hạng là di tích lịch sử - văn hóa quốc gia năm 1962. Tuy nhiên, ngày nay di tích này gần như rơi vào quên lãng.
Thỉnh thoảng có các bạn trẻ ở những nơi khác kéo về đây đốt lửa trại, chụp hình check-in nhưng chỉ vì cảnh quan đẹp, chứ không biết về lịch sử kiêu hùng của nó.
Lam Thành là nguồn cảm hứng của văn chương nghệ thuật. Theo học giả Hippolyte Le Breton, một trong số đó có đoạn:
"Nhân lúc nhàn hạ, tôi rời lỵ sở và leo lên đỉnh núi Lam ThànhMang theo đàn, tôi ngồi viết những bài thơ nói về thành cổ này và những danh thắng đang phô bày dưới chân thànhTôi nhớ lại lịch sử những biến cố đã xảy ra dưới đời Trần, nhà Minh và Trương Phụ, người đã xây thànhQuái vật từ biển cả xa xăm, có sóng dữ hỗ trợ, đã xâm nhập vào nước Nam và nuốt chửng dân chúngQuan Ngự sử* đại thành, người đầy tớ trung thành của nhà vua, đã chết một cách oanh liệt dưới chân thànhNhưng nhờ trời công minh, đất nước chúng ta giành được độc lập và biên cương an bình
...
Chúng ta đến thắp nén hương để tưởng niệm vong linh của người giải phóng cho đất nước tại ngôi đền thờ ngườiNhưng vị anh hùng xưa đâu rồi”…(Quan Ngự sử tức Nguyễn Biểu, còn Ngô là tiếng miệt thị của người An Nam dùng để gọi quân Minh, mà tổ tiên của họ là người Ngô Sơn - PV).
Toàn khu vực nội thành có chiều dài khoảng 1km. Ở đây, vì địa hình núi đá nên chủ yếu chỉ có cây bụi nhỏ sinh sống - Ảnh: ĐẬU DUNG
Thành được xây từ đỉnh núi lên chân núi theo hai hướng đông và tây như hai cánh tay khổng lồ, bên dưới là nơi hợp lưu của ba con sông (sông Lam, sông La, sông Ngàn Phố) - Ảnh: ĐẬU DUNG
Điểm cao nhất của Lam Thành - Ảnh: ĐẬU DUNG
Mùa sim chín trên đỉnh Lam Thành - Ảnh: ĐẬU DUNG
Có nhiều ngôi đền được lập nên quanh các biến cố ở Lam Thành và các vùng phụ cận - Ảnh: ĐẬU DUNG
Tại đền thờ Nguyễn Biểu vẫn còn mấy câu thơ của vua Trần Trùng Quang tiễn Nguyễn Biểu đi sứ - Ảnh: ĐẬU DUNG
Từ đền Nguyễn Biểu nhìn về xa - Ảnh: ĐẬU DUNG